Friday, August 10, 2007

Đọc xong rồi đi chợ - các Bác ơi!!

Những xảo thuật chế biến thủy hải sản hăi hùng dưới đây được phóng viên ghi lại tại khu vực cảng Tân Phước, xă Phước Tỉnh, huyện Long Ðiền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những món ăn được chế biến từ hảisản thường là món khoái khẩu của nhiều người nhưng có chứng kiến các giai đoạn chế biến loại thực phẩm này,mới thấy thật hăi hùng. Ba lần tẩm độc.
Xă Phước Tỉnh được xem là xă vùng biển giàu nhất nước, nhờ có đội ghe tàu hùng mạnh chuyên ra khơi đánh bắt thủy hải sản. Mỗi ngày, tại cảng Tân Phước, có hàng trăm ghe tàu cập bến đổ xuống hàng ngàn tấn cá tôm, mực vừa đánh bắt được. Vì vậy, song song với hoạt động mua bán tấp nập, các loại hóa chất phụ gia bảo quản sản phẩm cũng được bày bán gần như công khai ở các nhà dân lân cận.
Ông Ba Hồng, người ở quận 8, Saigon, có cả đội ghe thuyền chuyên đi săn mực rồi trực tiếp dùng xe tải chở thẳng từ xă Phước Tỉnh về đến chợ đầu mối Binh Ðiền, Saigon, kể rằng: “Trước đây để ướp một tấn mực phải cần đến 100 cây đá (giá khoảng 5 triệu đồng) rất bất tiện và tốn kém, nay chỉ cần cho vào 4 kg chloramphenicol*, giá chỉ 250.000 đồng/kg là xong. Tiết kiệm được tới 4 triệu đồng cho 1 tấn ai chẳng ham”. Ông Hồng c̣òn tiết lộ: “Về đến chợ Binh Ðiền, tiểu thương lại một lần nữa ướp chloramphenicol vào rồi chờ bán ra các chợ lẻ, đến đây người bán lẻ lại ướp chloramphenicol một lần nữa, tức là con mực phải chịu thấm đẫm chất này ít nhất ba lần mới đến tay người tiêu dùng”.
Theo ông Hồng, các loại cá cũng bị tẩm ướp chất kháng sinh cực độc này,theo một quy trình đơn giản mà “hiệu quả” như đă nói ở trên. Mỗi khi tàu chở cua ghẹ về bến, hàng trăm người đă được chủ vựa thuê, ào xuống bốc xếp hàng lên bờ. Sản phẩm nhanh chóng được phân loại ngay, con nào c̣on sống để qua một bên, chuẩn bị cột dây, rọng nước; con nào chết chất thành từng đống, mùi cua ghẹ chết rất khai và thối xộc thẳng vào mũi vô cùng khó chịu. Ðể giữ cua ghẹ được lâu, người ta cho vào nước một lượng hàn the đậm đặc (khoảng 2 kg/100 kg sản phẩm), chlorine (hóa chất chống khuẩn) và GGT - loại thuốc dùng để diệt sâu bọ côn trùng, rồi luộc. Sau khi luộc xong, người ta xếp chúng vào từng cần xé và đem đi giao cho các hộ dân trong xă lột thuê. Nhin từng đống cua, ghẹ, cá, mực bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen nghịt, không ai có thể ngờ được chỉ ngay sau đó vàigiờ, chúng được đóng lại thành từng kiện, bao bọc kỹ lưỡng xếp trong thùng mút, chở đi tiêu thụ khắp nơi, chủ yếu là Saigon.
Tại đây, công đoạn chế biến chả cá, mắm ruốc cũng không kém phần rùng rợn. Ngoài việc nạo các loại cá chết đă lâu, cho ướp hàn the và các loại tinh dầu để sản phẩm thơm, họ c̣on để cho ruồi nhặng thoải mái “hưởng lợi” từ các thùng sản phẩm đă chế biến trước khi chúng được đóng gói. Hầu hết những người dân sống ở khu vực này đều không ăn những sản phẩm chế biến sẵn, bởi họ hiểu rất rõ độc hại từ hóa chất.
Chị Tuyền, người dắt tôi đi xem các giai đoạn chế biến, ghé tai tôi nói nhỏ: “Về thành phố, em đừng ăn món xúp cua nhé. Ngày mai em về cứ mua cua ghẹ sống mà ăn”. Ðối với tôi, những điều chị Tuyền dặn cũng bằng thừa. Tôi tin chắc rằng chẳng riêng gì minh, bất cứ ai đă từng chứng kiến các công đoạn chế biến khủng khiếp như thế cũng thề chẳng bao giờ dám ăn những sản phẩm này cả.
100% nhóm thực phẩm ăn liền không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP ) Kết quả kiểm tra năm 2006 của Cục Quản lư chất lượng vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) ở các địa phương cho thấy,tỉ lệ gị, chả có hàn the rất cao, trung bi´nh từ 29% - 82% các mẫu được kiểm tra. Nhóm thực phẩm chế biến từ rau,củ, quả đều dùng những phụ gia bảo quản thực phẩm vượt quá giới hạn của Bộ Y tế. Ðiều tra từ nhóm thực phẩm ăn liền như khô ḅò, heo, patê, xúc xích, chả cá, thịt da bao, chả gịò, cho thấy 100% đều không đạt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Năm 2006, kết quả kiểm tra của Sở Y tế Saigon về tình hình VSATTP cho thấy 31% chả lụa, bánh giò, mì sợi... chứa formol, hơn50% mẫu có phản ứng dương tính với hàn the. Có nhiều nhóm thực phẩm không đạt chỉ tiêu vi sinh và hóa lư 100% như cá nục ở chợ, xôi màu các loại, lạp xưởng ở chợ, chao, tương xay...
Xúp măng cua !Yum Yum !!
Phóng sự này bắt đầu từ một lá thư của bạn đọc Nguyễn Thị Các Trâm (ngụ phường 11, quận 3 - Saigon ) gửi cho Báo NLÐ mới đây. Trong thư, bạn đọc Trâm viết: “Trước đây con trai tôi rất thích ăn xúp măng cua, nhưng từ khoảng một năm nay tôi không dám cho cháu ăn món này nữa và cũng khuyên những người thân đừng nên ăn. Sở dĩ như vậy bởi trước đó, tôi có dịp về quê một người bà con làm nghề buôn bán hải sản đông lạnh ở xă Phước Tỉnh (huyện Long Ðiền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tại đây, khi thấy người bà con giao những cần xé cua, ghẹ đỏ au cho những người làm công, tôi hỏi: “Lỡ như trong quá trình bóc vỏ, người bóc ăn lén thì sao?”. Tôi nhận được câu trả lời bất ngờ: “Không mất một cái càng nào đâu, vì tất cả đều được luộc bằng hàn the hết rồi, có cho tiền cũng chẳng ai dám ăn”...

*Chloramphenicol is an antibiotic once in commonuse in veterinary medicine but now banned in foodproducing animals, due to the potential for bone marrow depression of blood cell production. Là một chất trụ sinh làm hư tủy sống con người.

No comments: