Thursday, December 13, 2007

Merry CHristmas & Happy New Year



Xóm Nhà Lá Nông Nghiệp
Thân chúc các ông bạn già cùng gia quyến một mùa Giáng Sinh vui tươi và một năm 2008 thật an lành và hạnh phúc.



Friday, December 7, 2007

Em làm Luận Văn - Chữ với Nghiã!


Trong lớp học tại Trung Tâm Việt Ngữ ở quận Cam, California, giờ Công Dân Giáo Dục”, thầy giáo giảng bài về công ơn thầy cô.
Thầy hỏi cả lớp: “Các em cho thầy biết một câu ca dao nói về người Thầy.”
Lớp im lặng.

Thầy mớm ư: “Câu này có hai chữ “Mày” và “Nên.”
Các em hãy cố lên nào.”
Lớp im lặng.
Thầy lại mớm ư: “Câu này có cả hai chữ “Không” và “Đố”, Ráng lên mấy em.”
Lớp vẫn tiếp tục im lặng.
Thầy giáo điên tiết: “Câu này có sáu chữ, có cả hai chữ “Thầy” và “Làm.”
Đây là câu gì?”
Cuối lớp, một cánh tay mạnh dạn đưa lên: “Thưa thầy câu đó là “Làm Thầy Mầy Không Nên Đố.”
Thầy giáo (lầm bầm trong miệng) : “?!..?! sun of the GUN

--------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong lớp học Luận văn, thầy giáo đưa một đề tài:
"Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm"."
Học trò viết "Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
Thầy: 1 điểm
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 1: Viết về nhân vật Thúy Kiều
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuậ! tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề tài: "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em"
"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
Lời Bình : học sinh "tả thực"
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề tài: "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".
Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề tài: "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề tài: “miêu tả hình dáng cô giáo em”:
“Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!)
”Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
----------------------------------------------------------------------
Luận văn: “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ.
Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh : - Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi. - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân. - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu. - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố. - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt. - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn: giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ""
Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..."
------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuesday, November 20, 2007

Happy Thanksgiving

Thưa các bác XNL;
Nói về phim bộ thì mỗi hiệp là mỗi gay cấn và nước mắt nước mũi tùm lum!!nên đạo diễn không thể vừa xong mà cho lên khuôn trình làng ngay được, làm như vậy người xem có cảm giác như xem một phim cũ hay phim đã trình diễn ở đâu rồi. Vai trò của người đạo diễn, nói ra thì dễ nhưng mà là khó, chọn được tải tử và giai nhân đã là khó, xong rồi phải sắp xếp ngoại cảnh để ăn với phim, và phải chọn đúng thời gian. Sau khi hoàn tất từng tập phim, đạo diễn sẽ cần chọn đúng thời điểm để tung ra, nói ra nó nhiêu khê lắm các bác ơi!!!

Xin thưa với các bác, chúng em đã chuẩn bị hết rồi, mọi thứ rồi sẽ được lên khuôn và ra mắt quý bác. Cũng xin thưa với mấy bác rằng, tập 2 của tuyển tập phim bộ "Người đi lên dốc" sẽ hân hạnh trình làng ASAP. Nghe bác Thọ đã trở về từ miền đất Mẹ và bình yên, mừng bác Thọ đã gặp bác Trường ruồi của chúng em, được biết hai bác đã rong chơi cuộc tình ở thành phố mang tên “nó”, rồi lại nẩy ý định lên khuôn bộ phim "người lết lên dốc", thưa hai bác, nói ra hai bác đừng giận em, tên của cuốn phim đã nói lên một chỉ dấu của sự đuối sức hoặc hết xí quách rồi mà vẫn còn ham danh vọng!!! đã thế các bác còn đòi dựng phim cảnh tại kinh đô Huế, một nơi mà theo phong thủy thì bộ phim không bao giờ thành được, hai bác cứ nhìn vào lịch sử của bao triều đại vua chúa chúng ta ngày xưa, có vị vua nào chết non đâu, hầu như các vua chúa chúng ta ngày xưa sống mãi và tuổi thọ đến mãi ngoài 30 mới ngỏm, đất thần kinh là đất yểu bởi vậy vua Bảo Đại yêu dấu của của bác Huyên đã nhìn thấy và sợ quá nên ngài đã phải lưu vong qua đất của Ông Tây Nhà Đèn, nói đến đây xin bác Huyên hai chữ đại xá!!!
Nói chung tập 2 của tuyển tập phim bộ “người đi lên dốc” của đạo diễn Ludovic Nguyễn vừa qua đã đạt đủ yêu cầu và gặt hái được những điều mong muốn, từ ngoại cảnh đến tài tử đều đạt yêu cầu, tuy nhiên vì là loaị phim bộ trữ tình câu khách, nên mọi bước đi đều phải âm thầm và chậm rãi, đi bước nào chắc bước đó, và cảm tưởng như mình đang đi lên dốc, bước từng bước thầm và thật chắc chứ không nó tuột dốc thì lúc đó nó sẽ đi vào bánh xe cũ của 2 bác Tho Trường, tức là “lết lên dốc”. Vì là một tuyển tập phim bộ tốn kém cả bao nhiêu triệu “Đồng” (tiền Bác đó”). Trong chuyến đi quay vừa qua tại kinh đô “cờ bạc gạo” Las Vegas, vì mọi người phải dốc toàn bộ sức lực rồi đến đêm lại thâu canh với vận đỏ đen, gọi là “một ít bồi dưỡng cho cán bộ”, nên các minh tinh tài tử và toàn bộ Ekip đều mệt nhoài, các bác nhìn hình đừng cười chúng em!!! Chúng em làm việc nhiều lắm!!
Hiện giờ ekip làm phim vẫn phải Iàm việc liên tục cho tập 3 kế tiếp.

Xin thông báo đến các bác tâp 3 của bộ phim “người đi lên dốc” sẽ được thực hiện vào mùa Hè năm 2008, theo như bác H-N-Anh đã tiết lộ, đạo diễn Ludovic dự trù thưc hiên phim trường ở ngay trên một đại du thuyền “Love Boat” trên vịnh Alaska, nơi đó các bác sẽ thưởng thức và xem cái tuyết lạnh của mùa Hè, ôi tuyệt vời và Romantic nữa. Dự trù cuộc hành trình cho tập 3 sẽ kéo dài 1 tuần, xin mời các bác thu xếp để cùng tham dự với chúng em. Các bác nghĩ thế nào, biết đâu vì cảnh trí thiên nhiên quá đẹp và hữu tình, thì chính các bác sẽ trở thành diễn viên chính của tập 3 này, hào hứng lắm, nhất là vợ chồng bác Mằn, bác Quý. Riêng bác Thọ cũng nên thu xếp một chuyến để xem đất Paris và đất Alaska, đất nào trữ tình hơn!!! Còn bác Huyên, chúng em nghĩ cũng đã đến lúc xả hơi mấy con Mỹ đen để đưa bác gái vượt đai dương một chuyến để tìm lại cảm giác của 30 năm về trước, thì cũng là cảm giác của mình thôi mà đã bị lãng quên lâu rồi!!!! còn riêng bác Nghiã và bác H-Anh coi như đã ký hợp đồng dài hạn với hãng phim rồi, nên chúng em ko cần dụ dỗ nữa, nhựng chỉ khác 1 điểm đó là bác gái H-Anh kỳ này sẽ đóng một vai trong phim bộ tập 3 này.
Cher XNL, chacun de nous sera un célèbre tiennent le premier rôle des "Người đi lên dốc" de film. En outre, c'est un grand temps ! ! essayez svp de s'charger du votre temps, ou réservez vos vacances et nous espérons cela que c'est un temps merveilleux pour la Réunion 2008 de XNL Alumi ! pour célébrer les 35 années d'anniversaire. Comment type pensez-vous cela ? Homme ! !
Đặc biệt trong chuyến đi cũa tập 3, Ekip phim sẽ xuống du đại du thuyền tại cảng Seattle, quê hương của người hùng Củ Chi !! có lẽ đây sẽ là dịp may toàn bộ XNL sẽ ghé thăm « Bác Gái Qúy » và cũng để nghe câu chuyện về đường hầm Củ Chi, không hiểu nó rộng hay nghoằn nghèo thế nào mà bác Quý trai nhà mình lại có thể lái và hạ cánh chiếc « Muscle Boeing 787 » to đùng vào được, vì từ xưa đến giờ Boeing chỉ đáp ở những phi trường lớn như Charles De Gaude, Ronald Reagan, LAX, Washing ton, Chicago, NewYork, tệ lắm cũng là phi trường Tân sơn Nhất, thế mà kỳ này bác Quý đổi ý đáp xuống phi trường « mòn », câu chuyên chưa hết, bác đáp xong bác lại loay hoay thế nào mà bác chế riêng ra được môt chiếc « Boeing Baby » nữa chứ!! Bác Quý tuyệt quá, chúng em phục bác sát đất !! ai cứ nói bác Quý của chúng em không khéo tay !!bác Quý muôn năm, bác sẽ sống mải trong lòng đường mòn Củ Chi !! félicitation à vous ! vậy mà ai cứ nói đàn ông 60 như cái đồng hồ cũ, không lắc thì không chạy, mà chạy được một tí thì lại chết và lắc tiếp và lại chạy tiếp !! chắc đồng hồ bác Quý hiệu Rolex rồi !
Đề nghị các bác XNL, cố gắng nâng cấp cái đồng hồ của chính mình lên hàng « xịn », trong nước vẫn gọi là hàng cao cấp !! ít ra cũng có được cái giá trị trong nhà, các bác chớ dại đem ra ngoài đeo, chúng nó giật mất nhé !!! chúng em vẫn nghe nói cái đồng hồ của bác hoàng tộc dòng họ Nguyễn là thuộc loại « Cartier », danh tiếng khôn lừng, chạy 50 năm không cần lên dầu mỡ, tốt như ngày nào mới mua.
Bây giờ chúng em xin trở lại những câu chuyện về đời sống hàng ngày, trong cái dễ luôn tiềm ẩn những cái khó, cái khó của nghề nghiệp, cái khó của người đạo diễn đi tìm một ngôi sao.
Thôi chuyện nhiêu khê thì kể mãi không hết, hết chuyện này nó sẽ đẻ ra chuyện khác. Lễ Tạ Ơn đã về, đạo diễn Ludovic và toàn thể Ekip của bộ phim « người đi lên dốc » xin cảm ơn Xóm Nhà Lá, những người bạn vẩn còn đó, vẫn chân tình đã khuyến khích cổ võ cho sự hình thành của tuyển tập phim bộ lừng danh và bất hủ này !!! Chúng em xin thân chúc các bác XNL một mùa lễ Tạ Ơn thật ấm cúng và hạnh phúc bên gia đình.


Thanksgiving heureux

Tuesday, November 6, 2007

Người Việt Tỵ Nạn

Tác giả là cư dân Orange, California, tự sơ lược tiểu sử: Kỹ sư Canh nông (Cao đẳng Canh nông K10, Sài-gòn 1968-72); Kỹ sư Điện tử (UCLA, Los Angles 1979-1983). Hiện là "Sr. Application Developer" cho Los Angeles County. Tuy đây là bài thứ hai viết về nước Mỹ, nhưng từ lâu, Trần Văn Giang đã là cây bút thường xuyên của các báo Hồn Việt, Phụ Nữ Gia đình [Orange county,]... và trong ban biên tập của một số điện báo trên mạng internet.
Tác giả lưu ý bạn đọc: Tất cả các nhân vật được đề cập trong bài này đều không phải là tên thật. Ngoại trừ tên anh Nguyễn Sĩ Phú.

Cơ hội "ngàn năm một thuở" tại các trại tị nạn mà dân Việt gần như không thể có được khi sống tại Việt Nam là: sự tự do thay đổi lý lịch và học Anh ngữ miễn phí. Thực ra, đây cũng là hai sinh hoạt bận rộn và nhộn nhip nhất của dân Việt tạm trú tại các trại tị nạn.
Sự thay đổi lý lịch gồm cả việc đổi tên, đổi tuổi và đổi sự không tưởng: địa vị xã hội [social status].
Chị Nguyễn Thị Gáo với một cái tên cúng cơm rất mộc mạc, hiền lành của "hoa đồng cỏ nội." Từ sau khi chị bị té giếng, hồi còn là thiếu nữ ở Cần Thơ, đầu óc của chị cho đến nay chưa hoàn toàn tỉnh táo, đó có thể là lý do mà chị vẫn còn "độc thân tại chỗ" với cái tuổi ba mươi mí rồi. Nhân cơ hội ngàn năm một thuở này, chị đổi tên cho có vẻ tỉnh thành, thơ mộng, văn nghệ hơn; và đổi tuổi cho trẻ trung hơn là: "Nguyễn Thị Phương Loan" hai mươi mốt tuổi. Mẹ của chị Gáo, cụ bà Nguyễn Thị Thau, thường than phiền với hàng xóm tị nạn là:
- Chèng đét ơi! Tôi đặt cho nó tên là Gáo, tức là gáo dừa để múc nước cho sạch sẽ và bền bỉ. Không biết ăn nhằm cái giống gì? mắc chứng gì? mà nó đổi tên thành "Lon!" [Loan] bằng sắt cho nó mau rỉ sét, mau lủng.
Với sự thay đổi đầy tiện nghi này, hy vọng rằng chị đã gặp được tình quân, có thể là cựu "Trung Tá Y Sĩ" hay cựu "Đại Tá" một cách mau chóng.
Cụ Lý Toét nằm chung lều [mỗi lều trong trại có thể chứa khoảng 4 đến 6 gia đình tị nạn] với tôi đã 65 tuổi, tức là tới tuổi hợp lệ về hưu ăn "tiền già" nếu sống ở đất Mỹ. Vì chúng tôi thuộc đợt thuyền nhân đầu tiên, ú a ú ớ, không có người hướng dẫn, cứ sợ ra khỏi trại Mỹ nó thấy tuổi già không mướn làm việc thì chết đói mất. Cụ tự khai rút lại tuổi, chỉ còn có 55! Tôi đoán là cụ sẽ đấm ngực "lỗi tại tôi; lỗi tại tôi mọi đàng! " về cái lỗi lầm quá tai hại này! Bởi vì cụ sẽ còn phải "cày" thêm khoảng một chục năm nữa mới về hưu được! Có lẽ cụ đã qui tiên trước khi nhận cái "check" phụ cấp hưu trí đầu tiên của sở xã hội Mỹ. Tội nghiệp chung cho dân tị nạn, nhân bần chí đoản. Chỉ vì sự lo âu về sinh kế trên đất lạ mà đầu óc trở thành đặc kịt như khoai tây, không thể phân tích lợi với hại; hai mắt giống như mắt ngựa kéo xe bị che cả hai bên, không nhìn xa được. Cho nên tự ý khai báo lại, sửa đổi tầm bậy tầm bạ trong cái hoàn cảnh vô luật lệ, vô sổ sách này.

Gia đình Bác Toàn [không phải tên thật,] cũng ở chung lều với tôi. Trong lần đầu tiên tiếp chuyện với Bác gái, Bác đã "khiêm nhường" thông báo cho tôi cái địa vị xã hội của gia đình Bác như sau:
- Ông nhà tôi là "cựu Đại Tá" của QLVNCH! Trước đây gia đình tôi làm chủ 3 tiệm thuốc tây ở Sài gòn. Gia đình tôi còn có cả một bầy vú em, con ở phục vụ. Bây giờ ở đây [trại tị nạn] cái gì cũng phải tự làm lấy. Thật khổ ghê!
Cô con gái lớn của Bác, người có cái nhan sắc giống như nhan sắc của anh hề Tùng Lâm, cứ luôn miệng than vãn là:
- Tiếc quá, lúc "chạy" không đem theo được "con nhỏ làm tóc." Bây giờ đầu tóc như ổ quạ. Thật rõ chán!
Nhận xét của chị thật đúng! Tóc của chị cả lúc nào nhìn cũng giống như đau ban mới khỏi!
Lúc đó tôi ngây thơ, rất "nể nang" cái "danh giá" của gia đình Bác. Tôi vẫn tiếp tục giữ liên lạc, thăm hỏi gia đình bác nhiều năm sau khi ra khỏi trại tị nạn. Gia đình Bác được bảo trợ [sponsored] và định cư tại San Diego ngay từ ngày đầu của tháng 9 năm 1975. Bác trai sau này làm "Security Guard" và Bác gái chứa cờ bạc xì phé ở nhà để kiếm thêm tí tiền "xâu" cho ngân quỹ gia đình. Năm 1984 tôi lập gia đình. Tôi đã mời hai bác tham dự đám cưới của tôi. Tại đám cưới này, tôi mới biết sự thật về cái "danh giá" của gia đình Bác. Đồng thời cũng tại đám cưới của tôi, Bác gái mới biết được là quả đất tròn; không có gì che dấu được lâu dưới ánh sáng mặt trời. Bác trai, trước năm 1975, là Trung Úy của cục Tiếp Vận và làm dưới quyền của Trung Tá Chín. Trung Tá Chín cũng được ông Bố vợ tôi mời dự đám cưới của tôi vì Trung Tá hồi còn ở chức vụ Thiếu Tá, đã từng là Sĩ Quan cùng đơn vị với Bố vợ của tôi. Hai thầy trò [Trung Tá Chín và "Đại Tá" Toàn] gặp nhau trong hoàn cảnh không có hẹn trước tại đám cưới này. Như tôi được giải thích rõ rằng hơn sau đó, nhà Bác Toàn chẳng có làm chủ tiệm thuốc tây nào cả. Bác gái chỉ buôn lậu thuốc Tây lặt vặt [có thể là buôn bán thuốc Tây giả!] Nhà Bác ở trong một ngõ hẻm ở khu Trương Minh Giảng cũ. Đi bộ từ ngoài đường cái vào đến nhà Bác phải hát bài "Anh Đến Thăm Em Một Chiều Mưa" hết ba lần mới đặt chân tôi cửa nhà Bác. Khi muốn trở ra đường cái từ nhà Bác, tốt nhất là phải nhờ con Bác dẫn ra;
nếu không bảo đảm sẽ đi lạc nếu đến thăm nhà Bác lần đầu. Bác gái đã thật can đảm thăng một lúc 4 cấp cho Bác trai, từ "Trung Úy" lên tuốt luốt "Đại Tá" không phải tại mặt trận, mà tại trại tị nạn chỉ vài ngày sau "30 tháng 4 năm 1975."


Trong tại tị nạn, sự thay đổi địa vị xã hội tương tự như vậy không phải là hiếm. Anh binh nhì tự thăng cấp mình lên thành Thượng Sĩ. Anh "Trung Sĩ Y Tá" thành "Trung Tá Y Sĩ." Anh "Thư Ký Hành Chánh" thành Phó Tổng Giám Đốc ..v.. v.. Người nào cũng làm quan lớn, chủ tiệm, chủ thương nghiệp, chủ chợ, chủ phố cho Mỹ mướn, chủ vựa cá, chủ đồn điền cà phê, chủ đồn điền trà, hoặc chủ ruộng đất cò bay thẳng cánh. Chẳng có ai làm lính trơn, chài lưới, cày ruộng, du đãng đường hẻm, cướp giựt hoặc ăn mày vô sản bần cố nông cả. Thật đúng là loạn! Không biết đâu là vàng, đâu là thau để xét đoán, lựa chọn. Nhiều cô gái ngây thơ nhẹ dạ, sau khi say mê nghe các anh "tài tử" thuyết trình không nghỉ về cái lý lịch "trời ơi ất hỡi," vô căn cứ, đã vội vã làm đám cưới với các anh có cái lý lịch "vàng son" này ngay tại trong trại tị nạn. Khỏi cần phải bàn thêm, các cô này bây giờ có lẽ không sớm thì muộn, đã thấy hoặc phát giác ra cái thực tế, cái lý lịch "lủng" của các thợ "phỉnh" một cách phũ phàng! Một số lớn các cô này đã trở thành nữ thi sĩ. Hèn gì! thi sĩ Hà Huyền Chi đã có lần nhận xét như sau:
- Sau ngày "30 tháng 4 năm 1975," văn đàn Việt Nam ở hải ngoại bị lạm phát thi sĩ.

Việc học Anh Ngữ miễn phí trong trại tị nạn mới thật là ngoạn mục. Trong đời đi học của tôi, tôi chưa thấy bao giờ học sinh lại chăm chỉ như vậy. Tôi nhớ hồi còn ở Saigon, Mẹ tôi phải chạy ngược, chạy xuôi vay nợ để cho tôi có tiền đóng tiền trường học thêm Anh Ngữ tại trường Nguyễn Ngọc Linh vào buổi tối. Thế mà tôi vẫn cố gắng tìm mọi cơ hội để "cúp cua" trốn học. Bây giờ thì tình thế hoàn toàn khác hẳn. Lính TQLC Mỹ đã dựng một số lều thật lớn để dùng làm lớp dậy Anh Ngữ. Thầy giáo, cô giáo hầu hết là những người Mỹ tình nguyện của các hội Thiện Nguyện Tình Nguyện Nhân Đạo [gọi tắt là cơ quan "Volag"] dậy học Anh Ngữ cho dân tị nạn. Họ không lãnh lương bổng gì cả. Sau giờ ăn chiều, chỉ chậm chân một tí là không tìm được chỗ ngồi trong các lớp học này. Phải đứng suốt cả mấy tiếng đồng hồ.

Những "sex symbol" của trại là các anh thông dịch viên, những anh trợ giáo [teacher aids] cho các thầy các cô người Mỹ của các lớp học Anh Ngữ này. Các anh trợ giáo nầy đại đa số là nhân viên cũ của sở Mỹ ở Việt Nam. Các anh trợ giáo nói Anh ngữ nghe như gà tây kêu, thế mà sao lúc đó tôi còn dốt đặc như cán mai, không thể phân biệt được thế nào là hay thế nào là dở cả! Mọi người trong trại tị nạn ngưỡng mộ các anh trợ giáo như thần tượng. Các em gái xinh đẹp thơ mộng của trại bị các anh này "cua" hết ráo! Dân tị nạn đực rựa độc thân thuộc loại "ngọng" như tôi chỉ có nước ở giá.

Cụ Lý Toét luôn luôn chọn chỗ ngồi cạnh tôi trong lớp học anh ngữ. Lý do là chúng tôi ở chung lều, đã quen thuộc với mhau rồi. Kẹt kẹt, cụ phải cần phải hỏi tôi về Anh ngữ thì cũng không ngượng. Cũng nên biết, cụ hỏi tôi không phải vì tôi giỏi giang gì! Nhưng vì tôi cũng đã biết "lõm bõm" Anh ngữ, còn cụ chưa từng đi học Anh ngữ hay tiếp xúc với ngoại quốc bao giờ cả. Thắc mắc đầu tiên của cụ là:
- Này anh ạ, tiếng Mỹ sao quái đản quá vậy? "ai" [I] cũng là tôi, mà "mi" [me] cũng là tôi? Không biết đường nào mà lần. Anh chỉ tôi cách phân biệt "ai" với "mi" sau giờ học nhé.
Sau vài tuần lễ, cụ Lý Toét có vẻ tự tin hơn. Lớp học Anh ngữ đã tiến đến cấp khó hơn; có nghĩa là học trò phải tập nói làm một câu dài đầy đủ chủ từ, động từ và túc từ chứ không phải học từng chữ một như mấy tuần đầu. Thầy giáo cho học sinh trong lớp tuần tự đọc và áp dụng câu "this is a..."
- This is a door.
- This is a chair.
- This is a table.
Rồi đến lượt cụ Lý Toét. Thầy giáo chỉ vào một cái ghế bố [TQLC Mỹ phát cho mỗi dân tị nạn một ghế bố gấp lại được để làm vừa giường ngủ vừa làm ghế ngồi] xếp đứng ở trong góc lớp và ra dấu cho cụ lập câu và đọc. Mọi người đều được dịp cười gần bể bụng vị cụ Lý Toét dịch là:
- This is a "Chair Father! "
Ối giời đất ơi! Cụ đã ghép chữ đúng theo nghĩa đen. "Ghế" là "chair" và "Bố" là "father." Tôi phải giải thích cho cụ sau này tốt hơn là nên tránh dịch nghĩa đen như vậy. Mình nên học thuộc lòng cái danh từ Anh Ngữ của từng đồ vật hay người. Ghế bố phải được dịch là "Cot" chứ không phải là "chair father! "

Anh "Thượng Sĩ" Tiến, người cũng ở cùng lều với tôi, sáng nào anh cũng ngồi trên ghế bố cầm đọc đọc tờ báo Anh ngữ mà anh vẫn nhặt từ thùng rác do lính TQLC Mỹ quẳng để "hù" bà con láng giềng trong lều. Các cụ cao niên cứ tấm tắc khen anh Tiến là "giỏi quá, đã đọc được báo Mỹ rồi! " Riêng tôi, qua nhiều lần ngồi nói chuyện với anh về vấn đề học Anh ngữ, tôi vẫn có câu hỏi thật lớn là không biết anh Tiến có đủ trình độ Anh ngữ để đọc báo Mỹ không? Nhưng dù sao tôi phải khen ngợi anh ở chỗ anh có cố gắng. Một hôm, sau khi đọc mục rao vặt, tìm việc, anh nói lớn, trống không để cho mọi người trong lều cùng nghe chứ không nói trực tiếp riêng với người nào cả:
- Ở ngoài [trại tị nạn] Mỹ họ mướn người "coi con nít trên xe buýt" mà cũng trả đến $2.10 một giờ [lương tối thiếu lúc bấy giờ.]
Vì có tính hiếu kỳ nên tôi mới hỏi anh:
- Cái nghề đó tiếng Mỹ gọi là gì đó anh Tiến?
- Đó là nghề "Busboy." Anh trả lời.
Tôi may mắn đã biết được nghĩa chữ nầy hồi còn đi học Anh văn buổi tối ở Sài Gòn, nên tôi nói:
- Không phải đâu anh. "Busboy" là người dọn bàn trong nhà hàng đó!
Nhưng anh Tiến cứ nằng nặc cãi cho bằng được "Busboy" phải là "coi con nít trên xe buýt." Cuối cùng, tôi đành phải chào thua anh vì sự quả quyết của anh làm tôi cũng áy náy, ngờ vực không biết mình nhớ đúng hay sai!

Trong lớp học, anh Tiến à người hăng hái đưa tay hỏi thầy cô về mọi vấn đề của cuộc sống bên ngoài trại tị nạn. Anh hỏi cả cách chửi thề bằng tiếng Mỹ như thế nào. [Nên biết anh Tiến hỏi thầy bằng tiếng Việt và câu hỏi được trợ giáo dịch ra Anh Ngữ để cho thầy hoặc cô trả lời.] Riêng câu hỏi về chữ chửi thề bằng Anh ngữ, cô giáo trả lời là anh không cần phải học trong lớp. Khi ra khỏi trại, đời sống sẽ dậy cho anh biết một cách tự nhiên.
Có một lần, cô giáo yêu cầu anh dịch một câu ngắn làm thí dụ cho một đề tài về làm câu của buổi học. Anh Tiến dịch là:
- "Your eye is as beautiful as the stars. [Mắt em đẹp như những vì sao!]"
Cô giáo khen là câu nói của anh Tiến rất "lãng mạn!" [romantic.] Nhưng rất tiếc là, theo lời cô giáo, người yêu của anh Tiến chỉ có một mắt! !! Câu này phải nên sửa lại với mắt là số nhiều:
- "Your eyes are as beautiful as the stars."
Sau này, tôi có dịp gặp lại anh Tiến ở San Jose khoảng năm 1992. Anh làm chủ một cây xăng "Shell." Lúc đó có lẽ anh đã biết phân biệt danh từ số ít và số nhiều mạnh giỏi rồi.

Khi làm giấy tờ định cư tại "processing center" trong trại. Tôi gặp một ông Mỹ trắng chỉ dẫn dân Việt tị nạn cách điền vào các mẫu đơn và hoàn tất hồ sơ nộp cho Sở Di Trú Hoa Kỳ. Rất đặc biệt là ông ta nói tiếng Việt trôi chảy. Tiếng Việt với giọng Quảng Nam mới ly kỳ. Tôi rất lấy làm thích thú vì trong khi mình còn ấp a ấp úng chưa nói được chữ tiếng Mỹ nào mà đã có người Mỹ nói tiếng Việt quá giỏi! Tôi tìm cách lân la lại làm quen với ông Mỹ này và được biết ông là Mục Sư Tin Lành đã từng làm việc Tuyên Úy cho quân đội Mỹ tại Việt Nam.
Tôi hỏi Mục Sư:
- Thưa Mục Sư. Mục Sư có biết là đang nói tiếng Việt với giọng "Quảng Nam" không?
Mục Sư trả lời:
- Tôi biết chứ! Ông thầy tôi là người "Đè Nẽng" mà! Tôi còn phân biệt được giọng Bắc, giọng Nam và giọng Huế nữa.
Tôi hỏi thêm:
- Thế Mục Sư đã có gặp những trường hợp khó khăn nào khi giao thiệp với người Việt bằng tiếng Việt chưa?
- Có nhiều lần rồi! Trong một lần đọc bài giảng [sermon] cho giáo dân tin lành người Việt trong trại tị nan. Tôi lấy làm lạ vì thấy họ cười khúc khích với nhau. Sau buổi lễ, hỏi ra thì tôi mới biết là tôi dùng dấu chữ Việt trật lất làm cho ý nghĩa thay đổi hết. Thay vì tôi muốn nói: "Chúa 'ban' phước lành cho anh chi em [God bless you all.]" Tôi lại nói là: "Chúa 'bán' phước lành cho anh chị em [God sell the blessing to you all!]" Trong một lần khác, tôi nói: "con chim nó 'ngồi' trên cây [the bird is sitting in the tree.]" Đáng lẽ tôi phải nói: "con chim nó 'đậu' trên cây mới đúng."
Tôi xin bái phục vị Mục Sư Mỹ này làm Sư Phụ.

Năm 1976, tôi và tám chín đứa "tứ cố vô thân" và "thất cơ lỡ vận" giống như hoàn cảnh của tôi, mướn chung nhau một "apartment" 2 phòng ngủ ở San Diego - California và chia nhau tiền thuê mỗi tháng cho đỡ tốn kém vì đứa nào cũng làm lương tối thiểu cả. Mỗi lần, vì một lý do nào đó, "Manager" của khu "apartment" đến thăm, thì đám "tứ cố vô thân" vội vàng chạy trối chết trốn vào trong các tủ [closets] quần áo, bởi vì điều lệ thuê nhà không cho phép người thuê ở quá đông như vậy. Họ biết sẽ đuổi cổ ra khỏi "apartment." Thật tội nghiệp! Bạn cứ tưởng tượng quang cảnh chúng tôi lúc đang ăn cơm vội vàng bỏ bát đũa chạy vào tủ quần áo để trốn; giống hệt như lúc bạn bước vào bếp buổi tối, bật đèn lên rồi nhìn thấy một đàn gián [cockroaches] chạy bán sống bán chết vào các góc kẹt trong nhà bếp vậy!

Trong đám "tứ cố vô thân" này có anh "roommate" Sĩ Phú. Anh Phú, chẳng những là một ca sĩ tài danh mà còn là một Thiếu Tá phi công trực thăng của KQVN. Anh Phú nói tiếng Anh rất giỏi vì anh Phú đã được đi học lái trực thăng tại Hoa kỳ. Anh Phú chạy qua Mỹ với cùng tình trạng "khố rách áo ôm" như tôi. Anh "độc thân tại chỗ" vì bỏ lại vợ và 5 con ở Việt Nam. Lâu lâu, cuối tuần mấy anh em thường rủ nhau đi nhà hàng Mỹ để nghe nhạc sống cho đỡ buồn. Một hôm, vì ngứa nghề, anh Phú lên nói với anh chàng Mỹ trưởng ban nhạc là anh muốn được lên hát góp vui một bản nhạc. Không biết anh nói thế nào mà anh trưởng ban nhạc, sau đó, nói qua cái "micro" tuyên bố với tất cả thực khách là:
- Ladies and Gentlemen, this is my honor to introduce to you our special guest singer, Mr. "Seafood" who will sing for us a beautiful hit song, the "Unchained Melody."
Từ sau hôm đó, anh Phú có cái "nickname" là "Mr. Seafood."
Đến khi tôi thấy đã khuya rồi, ngày mai còn phải dậy sớm đi cày. Tôi nói với đám "tứ cố vô thân:"
- Thôi mình đi về đi! Mai còn phải dậy sớm đi làm.
Anh Phú trả lời là:
-Mày chờ tao vào "restroom" để "giặt" [wash] bộ râu xong rồi mới về nghe.
Sau này, khi có dịp gặp lại anh Phú lúc anh còn sống, tôi vẫn thường nhắc lại với "Mr. Seafood" về cái kỷ niệm này.

Hôm nay, cái "nạn" của đất nước đã đánh dấu năm thứ 32. Nhiều người tị nạn trong chúng ta đã đổi quốc tịch để thành "Mỹ gốc Á Châu!" Tên họ được viết đảo ngược [tên gọi đặt trước tên họ.] Nhiều người còn tiến bộ hơn, đổi cả tên lẫn họ thành tên Mỹ. Anh bạn Nguyễn Văn Tèo bây giờ trên giấy tờ là "Tony Newell!" Lúc đầu đọc nghe thấy kỳ kỳ; nhưng riết rồi cũng quen. Tôi còn nhớ lúc anh Tèo mới vào quốc tịch với cái tên mới Tony, bạn Mỹ gặp anh trên đường phố, gọi anh: "Tony, Tony..." Vậy mà anh nghe thấy, vẫn cứ bước đi thẳng như không có chuyện gì xẩy ra! Chính ngay anh cũng quên tên mới của anh là "Tony! " Có một lần anh đi ra tiệm giặt ủi của Mỹ để lấy quần áo giặt ủi về. Bà chủ tiệm người Mỹ nhìn cái biên nhận với cái tên mới "Tony Newell" của anh, rồi bà ta nhìn anh nói là:
- You do not look like "Tony Newell" to me!

Hơn ba mươi năm trời trôi đã qua mà cứ tưởng như mới ngày hôm qua. Đầu óc tôi cứ lơ đãng để ở một nơi nào đó ở Phi Luật Tận. Tôi chợt bừng tỉnh với cái thực tế của hiện tại khi thằng con trai bẩy tuổi của tôi gọi to:
- Bố! bố! "Giặt" cái đầu cho con. Xà bông đang chẩy vào mắt con "nóng" quá!
Tôi nghe mà không khỏi vừa cười thầm vừa lo âu! Cười thầm vì tiếng Việt đã bị Mỹ hóa nghe khôi hài, ngớ ngẩn. Lo âu vì không biết tương lai tiếng Việt trên đất Mỹ sẽ đi về đâu? Chính bản thân tôi tiếng Mỹ đã không thấy giỏi hơn chút nào mà tiếng Việt đã quên bớt đi rất nhiều. Lo âu cho thế hệ con, thế hệ cháu về sau này? Không biết tiếng Việt có trở thành "endangered species" giống như voi và tê giác ở Phi Châu đang bị giết để lấy ngà làm đồ trang sức và sừng làm thuốc bắc hay không?

Trở về thăm quê nhà, nói chuyện với bạn bè cũ, láng giềng cũ thì sự lo âu đó càng to lớn hơn. Mình là người ngoại quốc sống trên đất Mỹ đã đành. Bây giờ, mình cũng lại là người ngoại quốc đối với ngay quê hương cha sanh mẹ đẻ của mình. Đó là cái giá mà mình phải trả cho sự tự do. Đành phải chấp nhận "gặp thời thế, thế thời phải thế." Người Việt ở quê nhà bây giờ đang nói tiếng Việt với một bộ chữ Việt khác hẳn với chữ Việt như hồi tôi còn sống ở quê nhà. Nhiều khi tôi phải nhờ người nhà giải nghĩa mới hiểu!

"Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này!"
(Nguyễn Công Trứ, - Quân Tử Cố Cùng)"


Xin trời đất thương cho nước Việt và dân Việt!" Tôi
vẫn thường cầu nguyện.
TRẦN VĂN GIANG

Friday, October 26, 2007

Breast Cancer: Busting Common Myths

Posted by Lillie Shockney, R.N., M.A.S.
Yahoo Health on Tue, Oct 23, 2007
As we work to raise awareness of breast cancer this October, a new telephone survey by the American Cancer Society (ACS) shows that a surprisingly large number of Americans still believe unsubstantiated claims about cancer.
The saddest part of this news is that the least-educated and informed individuals are among those most affected by cancer according to the ACS. Healthy behavior depends partly on a person's knowledge of which behaviors place them at risk, such as smoking, consuming too much alcohol, or overexposure to UV sunlight.
But research also tells us that people sometimes will focus on unproven risk factors while paying less attention to those that are scientifically proven. As a result, the decisions they make about their health may become distorted.
The survey included 12 inaccurate or unlikely statements about cancer risk, risk factors, and prevention. Here are a few of those myths:
- The risk of dying of cancer in the U.S. is increasing. False - yet nearly 7 in 10 Americans (68 percent) thought this claim was true.
- Living in a polluted city is a greater risk factor for lung cancer than smoking a pack of cigarettes a day. False - but nearly 4 in 10 (39 percent) thought this claim as true.
- Electronic devices like cell phones can cause cancer. False - 3 in 10 thought this was true.
- Personal hygiene products like shampoo, deodorant, and antiperspirants can cause cancer. False - but about 1 in 7 (15 percent) agreed with this one.
- Underwire bras can cause breast cancer. False - 6 in 10 thought this was true.

Most strikingly, the first statement above, that the risk of dying from cancer in the U.S. is increasing, is clearly false - and yet fully 68 percent of the respondents believed it.
In reality, the death rate from cancer has been decreasing since the early 1990s, and the five-year relative survival rate for all cancers combined has been rising steadily over the last 30 years.
And why did so many believe that living in a polluted city is a greater risk for lung cancer than smoking a pack of cigarettes a day? The authors point to studies showing that people who engage in behaviors like smoking or unprotected sun exposure tend to underestimate their own personal risks from these choices, despite their knowing of the risk to the general public.
Here are some other myths, specifically about breast cancer, that I often hear from patients or their family members:
- The risk of breast cancer decreases after a woman reaches age 65. Actually, the risk of breast cancer increases steadily with age. By the time a woman reaches 85, her risk of developing breast cancer is 1 in 7.
- Antiperspirants cause breast cancer. There is no research to substantiate this rumor, which started on college campuses in 1998.
- Most women diagnosed today will have to have a mastectomy as their breast cancer treatment. In fact, less than 20 percent of women diagnosed nowadays actually need mastectomy; over 80 percent are candidates for lumpectomy surgery.
- If you don't have a family history of breast cancer, you won't get it yourself. In truth, only 12 percent of women diagnosed with breast cancer have a family history of the disease.
- Men can't get breast cancer. One percent of individuals diagnosed each year are men.
- Most women who get breast cancer will die of their disease. No! Fifteen percent of women diagnosed will eventually die of the disease, and that figure has been declining for the past 3 years.
- The radiation from mammograms causes breast cancer. Oh, boy, that's a doozie. The amount of radiation received in a mammogram is very small and not a risk factor. In fact, mammograms save many lives by detecting tumors early.Women diagnosed by mammogram with stage 0 or 1 breast cancer have a 98 percent survival rate, thus demonstrating the value of annual mammograms.

If you have been hoodwinked by any of these myths, here's your opportunity to erase them from your mind by getting the facts. If someone you care about is confused about the stats, share this information with them and reduce their anxiety a bit, too.
Who knows? You might inspire someone to do the right thing and get a mammogram. And that someone, of course, could be the person looking back at you in the bathroom mirror.

Tuesday, October 23, 2007

Đổi Đời

Tác giả là cư dân Orange, California, tự sơ lược tiểu sử: Kỹ sư Canh nông (Cao đẳng Canh nông Sài-gòn 1968-72); Kỹ sư Điện tử (UCLA, Los Angles 1979-1983). Hiện là "Sr. Application Developer" cho Los Angeles County. Tuy đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên, nhưng từ lâu, Trần Văn Giang đã là cây bút thường xuyên của các báo Hồn Việt, Phụ nữ Gia đình (Orange county)... và trong ban biên tập của một số điện báo trên mạng internet.

Trên đất Mỹ, ngoại trừ các sinh viên Việt Nam đã đi du học, còn lại đại đa số chúng ta đều là dân đi tị nạn chính trị. Không ít thì nhiều, trong những ngày đầu tiên mới hội nhập vào xã hội văn mình nầy, chúng ta cũng gặp phải những khó khăn trong cuộc sống gọi là "nhập gia tùy tục." Mọi người đều trải qua hoặc ít nhất cũng chứng kiến những hoàn cảnh đổi đời rất éo le, ngoài sức tưởng tượng.
Trường hợp của tôi, ngay từ khi chân ướt chân ráo, "khố rách áo ôm," tập tễnh bước lên đất Phi Luật Tân vào đầu tháng 5 năm 1975 lúc đã 26 tuổi đời. Tôi có thể được phân loại là thành phần "tứ cố vô thân, tứ bề nhão nhéc:" chỉ có thân một mình và một thằng em trai 16 tuổi đi theo, "trên răng dưới dép" không có đến một bộ quần aó thứ hai để thay đổi, và trong túi không có "25 Cents" để cạo gió khi ốm đau. Nhiều lúc tôi đã phải dở khóc dở cười; thứ nhất vì hoàn cảnh chia cách gia đình ở Việt Nam, thứ hai là điều kiện kinh tế của hiện tại và tương lai đen thui thủi trong khi khả năng về Anh ngữ của tôi rất khiêm nhường - nói chuyện với Mỹ phải ra dấu rất mỏi tay; thêm vào đó, sự ngỡ ngàng, lo âu và bàng hoàng về thân phận lưu vong trên đất khách quê người. Về vấn đề sinh hoạt, chung đụng xã hội [socialized] với dân tị nạn cùng hoàn cảnh với nhau cũng không làm tôi phấn khởi thêm chút nào cả. Thật ra còn làm tôi ưu tư hơn là đằng khác!

Bỗng nhiên, ở trong trại tị nạn, người ngồi bên cạnh tôi trong nhà ăn tập thể, hoặc lớp học Anh ngữ sinh tồn vào buổi tối, hoặc đứng trong hàng làm thủ tục giấy tờ đi định cư; người mà tôi phải tiếp xúc và nói chuyện hàng ngày không phải là người thân bằng quyến thuộc trong gia đình, không phải là bạn bè, không phải là đồng nghiệp mà có thể là một cựu Đại tá Chỉ huy trưởng Hải quân, đầy oai quyền, hoặc một anh ăn mày, chẳng có gì cả, thường cầm cái "lon" tới ăn xin tại cái bàn mà tôi vẫn ngồi ở tiệm hủ tíu Thanh Xuân Sài Gòn ngày trước (ở gần nước mía và khô bò đu đủ Viễn Đông Sài Gòn cũ.)

Ngạc nhiên lớn nhất của tôi ở Phi Luật Tân là tôi gặp lại tên du đãng khét tiếng nhất trong xóm tôi. Tên hắn là Thành [không phải tên thật,] hắn là em của một người bạn thời niên thiếu của tôi, lúc còn cởi truồng tắm mưa ở quê nhà. Trước năm 1975, hắn đi đủ các thứ lính rồi đào ngũ: từ lính Nhảy Dù, đến Biệt động quân, đến TQLC... và chuyên nghiệp sống bằng nghề buôn bán "xì ke," "quái xế [ăn trộm xe Honda,]" cướp cạn và ăn hàng không trả tiền.

Vào tết nguyên đán năm 1972, tên Thành vào một tiệm tạp hoá trong xóm mua một chai "cognac" (và dĩ nhiên hắn không trả tiền!) Vì giá tiền chai rượu tây rất cao cho nên chủ tiệm và thằng con trai lớn [tên này cũng là một tay du đảng lọai cắc ké] giằng co, gây gỗ với hắn. Chuyện khó có tưởng tưuợng là hắn mở chốt và tung một trái lựu đạn vào trong tiệm. Kết quả là chủ tiệm, vợ và 2 đứa con tổng công 4 người chết ngay trong tiệm. Hắn bị bắt và đi tù ở khám Chí Hòa. Trời đất thiên địa ơi! Tôi gặp và nhận ra hắn khi hắn đang thất thểu lang thang như chó mất chủ ở trại tị nạn Phi Luật Tận: đầu cạo trọc, ghẻ lở đầy mình, mắt lừ đừ như cá ươn vì đang lên cơn ghiền mà không có thuốc! Thành có hai người bạn đồng hành xâm mình xâm mẩy xanh lè và dung nhan cũng giống "sát nhân" như hắn. Tôi gỉa vờ thân mật, dùng cái giọng đàn anh [vì tôi là bạn chơi với anh hắn ngày trước] hỏi rằng:
- Ủa, anh tưởng chú đang nằm bóc mấy chục cuốn lịch ở khám Chí Hòa?Hắn lễ phép trả lời:- Thưa anh, ngày 30 tháng tư, "người ta" mở cửa "thành La Mã" [tên mà dân anh chị gọi khám Chí Hòa] cho mạnh ai nấy đi. Em và hai thằng bạn chạy thẳng ra bến Bạch Đằng, nhảy lên tàu buôn và chạy qua đây (Phi Luật Tân.)
Hắn còn tiết lộ với tôi một cái bí mật thật động trời:- Trên tàu chạy qua đây, em "chôm" được 3 lạng vàng.Tôi vờ vĩnh như thể chuyện đó có gì là quan trọng đâu! Nói nửa đùa nửa thật:- Thôi chú bán bớt một hai lạng đi, lấy tiền mua cho "đàn anh" một bộ quần áo để khi ra khỏi trại anh có quần áo mà mặc cho nó đỡ tủi.Sự trả lời của hắn tương tự như là một mẩu đối thoại mà tôi đã đọc trong chuyện "Bố Già" đã được dịch từ cuốn "Godfather" và đã phát hành ở Sài Gòn trước ngày 30 tháng 4 năm 1975:

- Không được anh ạ! Vàng này em đem qua Mỹ mới bán để lấy tiền mua "đồ chơi (nói nôm na là mua súng đạn!)Rồi thay vì bán vàng giúp đỡ "đàn anh" một bộ quần áo, Thành tự xin cống hiến cho tôi một cái "bảo vệ an ninh cá nhân" miễn phí:
- Ở trại này, nếu anh ghét đứa nào thì nói cho em biết. Tối em sẽ "lụi" nó.Bố bảo tôi cũng không dám nhận sự giúp đỡ "thành thật và quí hoá" này!!!Rồi thời gian và cuộc đời trôi qua thật nhanh chóng như cuốn băng nhựa "video" được quay tới cho nhanh. Tôi được chuyển từ Phi Luật Tận sang trại tị nạn ở "Guam," sau đó tới trại tị nạn "Camp Pendleton" ở California. Tôi nghe người quen nói là Thành cũng qua Mỹ và đi định cư ở Tiểu Bang Florida gì đó không rõ. Tôi không có lý do gì cần phải quan tâm và liên lạc với hắn.

Vào tháng 9 năm 1975, tôi và thằng em trai được "sì pông so (sponsored)" và đi định cư tại tiểu bang New Mexico. Vì sinh kế, quá khổ cực mà vẫn không đủ sống qua các công việc lao động tay chân như đào mương, rửa chén, dọn bàn, bán săng, tôi và thằng em trai tiếp tục lưu lạc qua thêm vài tiểu bang nữa, và cuối cùng định cư tại San Diego California vào giữa năm 1976.
Khoảng năm 1978 tình cờ (sau 1975, cuộc đời đầy rẫy các sự tình cờ!) tôi gặp lại Thành ở San Diego trong một bãi đậu xe. Đi từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác. Bây giờ đây, tôi thấy Thành với dáng dấp trắng trẻo bảnh bao. Đầu tóc chải tươm tất. Áo trắng bỏ trong quần đen ủi gọn ghẽ thẳng hàng. Thành trông thong thả như cậu ấm con nhà giàu. Ăn nói thì nhỏ nhẹ nhã nhặn. Sau khi chào hỏi qua loa, Thành nói với tôi là:

- Em đang học năm thứ 3 tại trường "California State University at Long Beach" với chuyên khoa Điện tử!Thay vì nói chuyện về mua súng, cướp bóc..v.v.. Thành cho biết trong hơn một năm nữa hắn sẽ là "Electronic Engineer" chuyên về "Electronic Circuit Designing." Trong thời gian đó (1978) tôi mang tiếng là đã tốt nghiệp Kỹ Sư ở Việt Nam mà vẫn còn là một người rửa chén đĩa tòan thời gian ở nhà hàng ("fulltime Dishwasher").

Kể từ ngày đặt chân lên đất Mỹ từ tháng 9 năm 1975 đến hết năm 1978 tôi hoàn toàn chưa có đi học một ngày, một giờ nào trong trường học cả. Cứ lúi húi rửa chén kiếm sống và để dành dụm chút tiền còm gởi về Việt Nam (qua ngả Pháp lúc bấy giờ) cho mẹ gìa và một bầy em thơ tạm sống vất vưởng cho qua ngày tháng!

Nghe Thành nói, tôi cảm thấy mí mắt tôi có cái gì ướt ướt; không biết đó là nước mắt của chính mình đã ứa ra từ hồi nào mà không biết; hay chỉ là nước đái của mấy con chim hải âu đang bay là đà kiếm thức ăn ở phía trên mấy cây cột đèn ở bãi đậu xe.Không bao lâu sau đó, trong một dịp đi ghé qua San Jose, tôi gặp lại vợ chồng một ông thầy cũ hồi tôi con đi học ở Saigon mà tôi rất quí mến. Hồi đó, tôi kính nể thầy hết chỗ nói vì ngoài cái kiến thức chuyên môn giảng dạy của thầy, thầy ăn nói hoạt bát tiếu lâm không chịu được. Tôi đã rất nhiều lần ước ao được trở thành một công dân giống như thầy khi tôi trưởng thành. Thầy trò tay bắt mặt mừng. Sau màn hỏi thăm rối rít về cuộc hành trình của mỗi người từ ngày rời Việt Nam cho đến lúc gặp nhau ở San Jose này, thầy hỏi tôi:
- Thể bây giờ em đang làm gì để sống?Thú thật lâu lắm rồi tôi mới có dip được trình bầy cái "resume" vừa mới cập nhật của tôi:
- Thưa thầy em đang rửa chén "fulltime" cho 2 nhà hàng: một Tầu một Mỹ.Thầy tôi ngạc nhiên hỏi:- Sao em lại phải rửa chén tới 2 nhà hàng?Tôi trả lời chua chát:- Thưa thầy, vì em "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật" làm một chỗ với lương tối thiểu sống không nổi cho nên em phải làm 2 chỗ, "fulltime" 80 tiếng một tuần, làm cả thứ bẩy và chủ nhật. Thế còn thầy và cô hiện đang làm gì?Vẫn cái máu tiếu lâm ngày nào, ông thầy trả lời:
- Hai vợ chồng thầy đều làm nghề điện tử cả. Thầy là Tách [technician] còn Cô là Ly [assembly.] Sống cũng tạm được.Thật nản, ông thầy giỏi đáng kính, nay phải làm nghề "Tách với Ly." Đời đã thay đổi bao nhiêu rồi?

Có lần tôi đi làm và ghé lại ăn trưa tại một tiệm Phở ở phố Tầu (Chinatown), Los Angeles. Lúc đó đã quá trưa nên tiệm rất vắng khách. Tôi kiếm chuyện hỏi thăm chuyện một bác dọn bàn đầu đã ngả mầu muối tiêu và có dáng dấp rút rè cho qua giờ. Sau khi qua vài hằng tâm sự, tôi mới được biết bác mới đến Mỹ qua diện "HO" và trước năm 1975 bác là một sĩ quan cấp Tá thuộc Lực Lượng Biệt Kích Dù (Liên Đoàn 81 Delta.) Tôi không cầm được nước mắt khi nhìn một chiến sĩ từng vào sinh ra tử, đã đóng góp mồ hôi, xương máu của chính mình cho đại nghĩa, cho màu cờ sắc áo trong những ngày binh lửa. Bây giờ đây, phần thưởng của ở cuối cuộc đời là công việc dọn chén dĩa và lau bàn cho những người khách hàng ngạo mạn nhìn người đồng hương làm việc tầm thường với con mắt nhỏ bé!

Hôm nay là ngày 4th July. Tôi ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về sự đổi thay của cuộc đời sau gần 32 năm qua. Vị cựu Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân ngày nào, bây giờ có thể là đã về hưu sau bao năm làm thợ cắt cỏ cho vườn nhà của bạn, hoặc là một thợ điện tử mà người xếp" [supervisor] là một anh cựu Hạ sĩ. Thành bây giờ có thể là một xếp lớn ở trong một Công ty điện tử nào đó hay có thể hắn đang là chủ nhân ông của một công nghiệp nào đó. Không chừng hắn đã có con tốt nghiệp Bác Sĩ hay Dược Sĩ rồi?

Khi nghĩ đến Thành, tôi không thể không nghĩ đến anh chàng ăn mày tại tiệm hủ tíu Thanh Xuân Sài gòn ngày xưa mà tôi đã gặp ở trại trị nạn ở Phi Luật Tân. Biết đâu anh ăn mày ấy bây giờ đang là một Bác Sĩ hay Dược Sĩ nào đó trên đất Mỹ? Cũng có thể anh ăn mày đó hiện là một chuyên gia kinh tế đang chỉ dẫn dân Việt và Mỹ cách làm giàu, cách trở thành triệu phú mau chóng? Có thể anh ăn mày đó là một loại như anh chàng "Tom Vu" của các chương trình "infocommercial" đã chỉ dẫn khán thính giả TV cách mua bán địa ốc để trở thành Triệu Phú chỉ trong một thời gian ngắn?

Tôi có ông anh hiện còn đang sống ở Việt Nam. Trước 30 tháng 4 năm 1975 ông làm nghề thầy giáo dạy trung học. Sau năm 1975 ông làm đủ các nghề lặt vặt từ khuân vác, đến lãnh "bia" đi giao các quán cóc và cũng vài lần cố gắng tìm cơ hội để trở lại công việc dạy học. Nhưng với nghề dạy học, anh kiếm không đủ tiền để nuôi vợ con. Nhận xét và thắc mắc của anh về người Việt tị nạn ở Mỹ về thăm quê nhà là:
- Tại sao những người Việt về thăm quê nhà từ Mỹ đều toàn là Bác Sĩ, Dược Sĩ và Kỹ Sư không vây? Không có ai làm thợ hay cu li sao? Bộ Mỹ nó ngu làm hả?Câu trả lời của tôi là:
- Chắc chắn là người Mỹ không ngu rồi. Nếu ngu, thì làm sao xứ Mỹ giầu có như vậy. Nếu họ ngu thì làm sao họ lên mặt trăng được. Dân Việt tại Mỹ có nhiều Bác Sĩ, Dược Sĩ và Kỹ Sư nhưng không phải mọi người đều là Bác Sĩ, Dược Sĩ và Kỹ Sư.

Ở Mỹ cũng có rất nhiều người Việt làm thợ và làm cu li. Nhưng họ không tiện nói sự thật vì các lý do cá nhân riêng của họ. Ngoài ra anh phải để ý các danh xưng. Ở Mỹ người công nhân thay dầu cho các máy chiên gà tại các tiệm bán gà quay (KFC Kentucky Fried Chicken) hoặc công nhân đổ rác cho thành phố đôi khi cũng được gọi là Kỹ Sư (engineer, sanitation engineer?) Thường thường thì người nào về Việt nam mà ở lâu hơn 2 tuần lễ thì đó là cư sĩ [thất nghiệp ở nhà ("unemployed") chứ không phải là Kỹ Sư.

Ông anh tôi đầu đã bạc, răng đã rụng gần hết mà vẫn gởi thơ xin trợ giúp tiền để anh mua một chiếc xe xích lô đạp. Đạp xích lô mà sống thong thả hơn là làm nghề thầy giáo ở Việt Nam. Thật chua xót! Thay đổi, cách mạng gì mà mà kỳ cục vậy!Để an ủi mọi người thân quen đã và đang là nạn nhân của sự đổi đời cay nghiệt, tôi thường nói là "mọi người đều có số cả." Còn số mạng của bạn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 ra sao?

TRẦN VĂN GIANG
K10 CĐNN

Wednesday, October 10, 2007

Kiệt tác của thiên nhiên



Một kiệt tác của tự nhiên. Nếu bạn xoay bức ảnh 90 ngược chiều kim đồng hồ bạn sẽ thấy rõ hơn sự kỳ diệu tinh túy của tự nhiên đã tạo nên một kiệt tác nghệ thuật.