Saturday, July 28, 2007

Ánh đèn ga Lyon


Bạn tôi thắc mắc hỏi rằng
Gare Lyon còn có đèn vàng như xưa
Xin thưa cùng với bạn hiền
Đèn gare đã đổi thay mầu từ lâu
Từ ngày đưa tiễn nàng đi
Chàng về lấy vợ mà quên đón nàng
Nàng nay lủi thủi một mình
Chẳng ai đưa đón cần chi đèn mờ
Nhưng mà tôi chắc một điều
Sai gòn vẫn thắp đèn vàng như xưa
Mỗi khi em tiễn anh đi
Hôn em anh hứa trở về đón em
Nhớ gare có ánh đèn mờ
Anh đây nói dối mà không ngại ngùng



Paris, 4, 2007


Quách Đại Thọ

Friday, July 27, 2007

Nguyên lý nhị nguyên và bất nhị nguyên

Trước khi vào đề kinh, ta nên tìm hiểu về nguyên lý nhị nguyên và bất nhị. Ta có cái thân bằng ánh sáng, được gọi là Pháp thân. Thân đó không lệ thuộc vào không gian và thời gian nên không hề bị chu kỳ sanh tử ràng buộc. Thân thể vật chất của ta có tầng số rung động thô hơn và bị lệ thuộc ở nguyên lý nhị nguyên. Sự nhị nguyên được thể hiện qua thân thể ta muốn được thành hình cần phải có tinh (sperm) cha quyết (ovary) mẹ để được cấu tạo. Các tế bào thân ta có hai bộ nhiểm sắc thể từ cha và mẹ.

Khi sinh ra ta không thể sống mà không nương tựa trên hơi thở và thức ăn. Ăn uống là nguyên nhân căn bản (primary) của ngã và ngã sở. Ðói bụng làm cái bụng cồn cào không ổn thể hiện rõ hơn (ngã) và thúc ta phải đi tìm thức ăn (ngã sở). Từ đó ta sanh ra ham muốn và tham ái vì ta bị thiếu và lúc nào cũng cần sự bồi đắp bên ngoài. Sự bồi đắp đó có thể bằng vật chất (đối tượng của tham) hay bằng tình thương (đối tượng của tham ái). Tham ái phát xuất từ đứa bé ham muốn được tình thương cha mẹ để bảo đảm cho sự sống còn của nó.

Với thân thể vật chất bị vô thường chi phối, ta ít khi thấy đầy đủ hạnh phúc. Ðó là khởi sanh của tham khi chưa được và sân khi mất hay bị tước đoạt. Nguyên nhân của bạo quyền từ đây mà phát triển. Ta tham được quyền lực để lấy cái hơn về cho ta, bảo đảm cuộc sống vật chất của ta, bất kể sự thiệt hại cho người khác. Ta sống với thân vật chất đầu thai tới lui từ muôn đời trong sự thiếu thốn đau khổ nên quên cái thân ánh sáng đầy đủ của ta. Phật gọi tâm trạng đó là si mê. Tham sân si tạo nên cảm giác không yên ổn, nặng nề, phiền muộn trong tâm ta, còn được gọi là nội kết (danh từ của Thượng tọa Thích Nhất Hạnh). Khi ta theo dòng tưởng tội nghiệp cho ta (self pity) thì làm nội kết cháy rực lên như ngọn lửa lớn làm ta đau khổ nhiều hơn. Nội kết được thể hiện ở thế giới vật chất: tâm không yên ổn làm tim đập nhanh, tâm nặng nề tạo cảm giác nặng ngực, ngộp thở, tâm phiền muộn tạo nhiều cơn đau trên thân thể.

Cảm giác thiếu thốn lo âu là nguyên nhân thứ yếu (secondary) của ngã sở: ta muốn được để đở lo. Phật chia cái “được-ngã sở” ra làm 5 phần: ăn và ngủ là 2 yếu tố căn bản; danh vọng, tiền bạc (power = thế lực) và sắc đẹp (sex) là 3 yếu tố tiếp theo. Khi ta đặt nặng vật chất trong cuộc sống, ta bị cái được mất nhồi sọ thì ta dần dần xa lìa và quên cái thân ánh sáng nguyên thủy bất sinh diệt của ta. Khi quên thân ánh sáng của ta, thì ta không bao giờ cảm thấy đầy đủ thỏa mản khi được 5 loại ngã sở nêu trên. Giới nghệ sỉ nổi tiếng (ngôi sao màn bạc) tuy có đủ 5 cái ngã sở trên nhưng họ là những người bị nhiều khủng hoảng nội tâm nhứt.

Kẻ sát nhân trong cơn thịnh nộ, kẻ tự tử trong cơn đau khổ tuyệt vọng và người bị nghiện (xì ke, rượu) là những người muốn tìm về Pháp thân nhưng lầm lẩn tìm qua con đường vật chất. Kẻ giết người hay tự tử ao ước tìm về Không trong sự phiền nảo đau khổ của sắc, muốn diệt sắc để đến Không. Người nghiện ao ước tìm về sự ấm cúng, đầy đủ và sự an tâm của Không nhưng lầm lẩn đi qua con đường bịnh hoạn của những hóa chất (sắc).

Trong cơn mê (si), ta đem sự nương bám vật chất vào tôn giáo và biến tôn giáo giải thoát thành tôn giáo cầu xin. Ta trở thành những đứa bé cầu xin Phật hay Chúa ban cho ta sự giồi giàu về vật chất mà người thế gian gọi là phước. Thí dụ như ta cầu xin được làm ăn phát đạt giàu sang, thân thể đẹp đẻ, mạnh khỏe. Ta còn “hối lộ” Phật hay Chúa, bố thí cho chùa hay nhà thờ một phần mà muốn hưởng lộc mười phần. Cái “nhà băng trên trời” phải cho ta tiền lời nhiều gắp bội cái nhà băng thế gian thì ta mới chịu dầu tư/bố thí. Còn có nhiều người phóng (project) cái ngã mình lên tôn giáo và cho rằng tôn giáo mình đúng nhứt hoặc hay nhứt, như ta đã từng phóng cái ngã mình lên đội banh “nhà” (của tôi/ngã sở) và bực bội tức giận khi đội nhà thua.
Vì cố chấp tôn giáo, những kẻ cuồn tín sẳn sàng giết hại những người không theo tôn giáo mình. Lịch sử đã cho thấy từ thời La Mả những người theo đạo Chúa bị giết hại (martyr), rồi đến thánh chiến, và gần đây nhứt là biến cố 9-11. Ðó là những biến cố đau lòng do con người tranh chấp tôn giáo giết chốc lẩn nhau. Ðó cũng là một trong những nguyên nhân Phật phá cái sở đắc chấp vào kiến thức trong kinh này.

Ðể khuyến khích những người còn sống nặng trên cỏ sở nguyên lý nhị nguyên, với ngã mong cầu được gì mình thích (ngã sở), Phật đưa ra giới luật và những quả vị tu chứng. Giai đoạn đầu ta phải từ bỏ tham sân si của đời bằng sự tránh né (avoidance). Giới luật là những phương pháp giúp ta tránh và bỏ những đam mê dụ dổ của đời để có một cuộc sống lành mạnh đạo đức. Ta tránh được càng nhiều (giử giới) thì đạt được quả càng cao. Nói một cách khác, những quả vị chứng đắc Phật đề ra tương đương với những bằng cấp ở đời để chứng nhận (validate) những cố gắng của chúng ta. Học nhiều thì được bằng cao. Phật thế cái muốn được ở đời bằng cái muốn được ở đạo, thế cái muốn vật chất bằng cái muốn tinh thần. Phật gọi đó là hóa thành, có nghĩa là những trạm dừng chân chớ không phải là mục đích cứu kính.

Ở giai đoạn cuối của cuộc đời giảng đạo, Phật đề cao thuyết bất nhị qua hệ thống kinh Bát Nhã để hướng dẩn người tu trở về Pháp thân, thân ánh sáng nguyên thủy. Nhờ thuyết bất nhị dung hòa mà đạo Phật tránh được những cuộc tranh chấp tôn giáo đẩm máu. Thuyết Bát Nhã (hay bất nhị) được Phật nói ra để phá cái chấp vào sở đắc của đạo và trực chỉ Pháp thân-Không. “Không” còn được gọi là tánh chân thật (chân tánh) hay tâm chân thật (chân tâm). Thuyết bất nhị khó có thể hiểu được bằng tư tưởng. Nói một cách khác: khó mà có thể dùng âm thanh để diển tả sự yên lặng. Ta chỉ có thể dùng trí tuệ trong sự im lặng của tư duy để chứng nhận chớ không thể dùng tư tưởng náo loạn để hiểu được. Nhân nào quả nấy, sự hiểu biết qua tư duy sanh ra sản phẩm phân tán (học càng nhiều càng thấy rối loạn, mâu thuẩn) chớ không có khả năng gôm về một tụ điểm.

Ngu sĩ Tusito

Khác biệt cuả Trí Khôn và Trí Tuệ

Trí khôn dùng tư tưởng suy luận so sánh đúng sai để hiểu những hiện tượng bên ngoài. Trí khôn dể bị phân tán trong rừng kiến giải. Kiến giải là danh từ chuyên môn của Phật giáo nói lên sự dùng suy luận để giải thích chân lý. Còn trí tuệ dùng sự im lặng nội tâm để trực nhận cái bản chất trung thực của mình. Chỉ có trí tuệ mới trực diện được chân lý. Vừa khởi ý nghỉ so sánh thì chân lý bất nhị liền đó biến thành kiến giải đối đải.

Tuy nhiên chổ Phật muốn phá chấp là ngã dùng sự hiểu biết làm sở đắc, để tham sân si núp bóng sau trí khôn biện luận hoạnh hành mà không ai biết. Phân tâm học gọi hiện tượng đó là resistance. Ngã dùng kiến giải để che đậy tham sân si, chống cự (resistance) lại sự cải thiện. Ngã có thể dùng lý lẽ (intellectualization) để biện hộ cho tham sân si và tự thuyết phục rằng “ta” đã “hoàn hảo”. Ngã biến thành ông luật sư biện hộ tài giỏi làm người phạm pháp trắng án. Ðặc tính của ngã là bắt người khác phải thay đổi để theo ta chớ ta không bao giờ nhận sai lầm về mình. Vì vậy mà người hiểu rộng, có nhiều sở đắc rất khó tu vì người đó bám víu vào cái ta đúng, kẻ khác sai, ta hơn, kẻ khác thua. Khi thấy có đúng sai, hơn thua (nguyên lý nhị nguyên) thì từ bi, thông cảm không có chổ để xuất hiện.

Trí tuệ bản chất nó đầy đủ, không hơn không kém, tự nó có sẳn cái biết trong đó, không cần đem từ ngoài vào. Trí tuệ thường đi đôi với từ bi thông cảm, hiểu mình và hiểu người. Sống với trí tuệ ta sẽ thấy mọi người đều bình đẳng như nhau, cái hơn kém chỉ là một ảo giác (illusion) của tư tưởng phân biệt. Chính vì Trí tuệ có nguồn gốc ngoài hiện tượng (chân Không), kể cả hửu hình và vô hình, nên mới dung hòa được sự bình đẳng. Nếu có sự so sánh tốt xấu, hơn thua thì không thể nào có bình đẳng được. Tột cùng của bình đẳng là Không, chính là thân ánh sáng (pháp thân).

Nói tóm lại trí tuệ giúp ta hiểu chính mình. Còn trí khôn chỉ giỏi để hiểu người, hiểu cảnh mà đôi khi ta còn dùng trí khôn để tự lừa dối mình (biện hộ) hay lừa dối người để lấy phần lợi, phần thắng cho ta. Càng hiểu nhiều ta càng che đậy con người thật của ta.

Ngu sĩ Tusito

Thế nào là giòng Tuệ Giác

Khi ta liệng một nấm cát xuống bàn thì những hạt cát rơi một cách bề bộn trên mặt bàn. Những hạt cát không thể biến thành những hình tượng như lâu đài cát. Bản chất tự nhiên của vủ trụ là sự hổn loạn (chaos) và tan rả. Khi những hạt vật chất họp lại tạo thành sự sống thì phải có một năng lực tổ chức trật tự. Năng lực đó là dòng Tuệ Giác là sự sống. Tất cả các sinh vật trong vủ trụ đều có dòng Tuệ Giác. Cái khác biệt giửa con người và các động vật khác là con người có khả năng nhận ra (ý thức, awareness) dòng Tuệ Giác, còn các sinh vật khác chỉ biết để dòng Tuệ Giác thể hiện (thí dụ: loài ngổng biết định hướng bay xuyên lục địa) nhưng chưa phát triển cao đến độ nhận ra được dòng Tuệ Giác.

Tuệ là trí tuệ, giác là tỉnh thức. Nhờ tỉnh thức ta mới có trí tuệ để nhận ra sự sống vỉnh cửu nơi ta. Dòng Tuệ Giác chính là sự sống, cái động lực sáng suốt tổ chức vật chất trở thành trật tự, chống lại sự hổn loạn (chaos) và tan rả.
Thí dụ thân thể con người được cấu tạo bằng những chất cơ bản như carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen. Nếu không có dòng Tuệ Giác thì những chất cơ bản trên không thể nào họp lại một cách trật tự tạo thành tế bào, rồi hàng triệu tế bào họp lại tạo thành cơ quan, bô phận trong cơ thể. Rồi những bộ phận trong cơ thể phải hoạt động ăn khóp với nhau tạo ra sự sống hài hòa. Cái nguyên lý tự nhiên của vủ trụ là hổn loạn và chia rẻ phân tán. Với những khó khăn phức tạp như hàng ngàn phản ứng sinh hóa xảy ra trong một tích tắc nhưng phải rất hòa họp nhau, nếu ta chỉ sống được một giây đã là mầu nhiện rồi, huốn chi sống đến 70 hay 80 tuổi, là một việc thật khó nghỉ bàn. Vì thế ta gọi dòng tuệ giác, vì nó như dòng sông ánh sáng trôi mải không dừng để xây dựng sự sống.

Ngay cả khi ta chết, cái thân vật chất trở lại cái giai đoạn hổn tạp ban đầu, nhưng linh hồn ta vẫn còn giử được tri thức. Những khoa học gia rất ngạc nhiên khi nghe người chết sống lại kể lại những mẩu chuyện khi mà bộ óc và con tim họ đã ngưng hoạt động. Cái cảm giác đầu tiên của sự “xuất hồn” là bịnh nhân đang chết nhìn từ trần nhà và thấy nhóm bác sĩ, y tá đang cố gắng hồi phục thân thể của họ. Thoạt đầu, họ không nhìn ra thân đó là của họ rồi rất ngạc nhiên khi nhận ra thân đó là mình. Sau đó, linh hồn sẽ đi qua một đường hầm và cuối đường hầm sẽ gặp Ánh sáng từ bi. Ánh sáng đó không có một mảy may phê bình, giúp linh hồn người chết ôn lại những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời họ. Những người đó kể lại rằng sau khi ôn lại cuộc đời họ, họ chọn lựa trở lại trần gian để hoàng tất sứ mệnh, mặc dù họ cảm thấy rất bình an ở gần Ánh sáng đó. Bác sĩ Raymond Moody, tác giả quyển sách Life after life, theo dỏi nhóm người chết sống trở lại, khám phá rằng sau kinh nghiệm đó, tánh tình họ thay đổi một cách tốt lành hơn.

Trên phương diện tâm lý, dòng Tuệ Giác tự nhiên được biểu hiện khi ta đi tham quan một thắng cảnh lạ. Ta có cái cảm giác kỳ diệu (sense of wonder) khi đối diện một thắng cảnh mới lạ. Ta có cảm tưởng như ta hòa vào cảnh, ta và cảnh cùng rung động cái đẹp. Ta có cái cảm giác đó vì trong một giây phút ta gần gủi với dòng Tuệ Giác. Nhưng buồn thay, khi ta trở lại lần thứ nhì thì cảm giác đó không trở lại với ta. Sở dỉ như thế vì khi trở lại lần thứ nhì, ta biết trước những gì ta sắp thấy, cái biết trước đó che mờ dòng Tuệ Giác, làm mất đi cảm giác kỳ diệu đó. Cái “biết trước” đó, được Phật gọi là “tri kiến lập tri” (kinh Lăng Nghiêm). Cái biết ban đầu, lúc ta chưa có khái niệm gì hết là “tri kiến vô kiến”, cũng là Tuệ Giác.

Ngu sĩ Tusito

Sự thật và chân lý

Trong cuộc đời con người ta chỉ có 2 cơ hội để nhìn thấy sự thật.

Cơ hội tự nhiên là khi ta chết. Theo những bác sĩ nghiên cứu những người chết sống trở lại (hiện tượng Near Death Experience), thì linh hồn ta có cơ hội nhìn lại cuộc sống của ta một cách khách quan và sau đó, nếu ta không sống trở lại, thì linh hồn sẽ đi đầu thai. Cái cơ hội đó như một cửa sổ hé mở giúp ta nhìn lại cuộc đời ta một cách rỏ ràng rồi chợt đóng lại. Khi tái sanh thì ta quên hết những gì đã biết được và bị thụ động theo nghiệp lực lôi cuốn trong vòng luân hồi.

Cơ hội thứ nhì là ngay trong cuộc sống hiện tại, ta tu tập và sống với dòng Tuệ Giác, nhờ đó mà ta trực nhận được sự thật của cuộc đời. Dòng Tuệ Giác như dòng sông ánh sáng dẩn ta ra biển khơi Phât tánh. Danh từ chuyên môn gọi trực nhận sự thật là giác ngộ. Giác là ánh sáng của sự tỉnh thức, ngộ là nhận ra. Tiếng Anh, enlightenment có nghỉa là đem ánh sáng về soi sáng lại ta (en = in = ở trong, nội tâm; lighten = soi sáng). Nhờ có ánh sáng tâm linh, ta tỉnh thức, ta thấy liền sự thật không qua sự lý luận suy đoán của tư duy. Chứng quả có thứ bậc từ thấp đến cao chớ giác ngộ tức thời nhận ra sự thật- không có thứ bậc. Sự thật đó được gọi là chân lý vì nó thường hằng như vậy. Nhờ ánh sáng giác ngộ ta thấy “con voi” nguyên vẹn, không lầm nhận những phần nhỏ (đuôi, vòi, chân) của con voi là con voi.

Sở dỉ trong kinh này Phật đề cao sự giác ngộ qua thực hành (practice) vì Phật muốn ta trở về tánh Không, sự đồng nhứt mầu nhiệm của vủ trụ. Chân lý Không không phải là sản phẩm kiến thức hay kết quả sự tu tập theo một pháp môn nào đó. Nhờ giác ngộ ta sẽ thấy chân lý Không không thay đổi tùy theo hiểu biết nhận định sâu cạn của từng cá nhân. Khi giác ngộ, ta mới thấy rõ (nhờ trí tuệ) sự bình đẳng của chúng sanh và sanh lòng thương yêu mọi người mọi loài như nhau (từ bi).
Phương pháp giúp ta sống với dòng Tuệ Giác được khai triển trong Tâm Kinh hay Kinh Trái Tim Tuệ Giác. Tên gọi Tâm Kinh muốn nói lên là kinh này không phải để hiểu qua suy luận mà chúng ta nên để sự an bình yên lặng trong lòng ta (tâm) thì trong một nháy mắt ta sẽ cảm nhận được kinh. Kinh (canon, sutra) là sách ghi lại những lời nói của Phật giảng về sự thật. Khi ta trực nhận được nhịp rung động của dòng Tuệ Giác ngay lúc đang sống thì ta giành lại được quyền làm chủ định mệnh ta. Phật gọi đó là nguyên nhân của giải thoát. Nếu ta làm chủ định mệnh ta trong mọi thời điểm, đó chính là giải thoát.


Ngu sĩ Tusito

Xóm Nhà Lá Nông Nghiệp trong ngày Đại Hội Kỳ 4 NLS Bảo Lộc tai San Jose, California

XNL, các Bác ơi!!

Xin chào các bác Mạc hùng Quý, Trương chí Nghiã, Nguyễn phước phương Huyên, Quách đại Thọ, Nguyễn khánh Trường, Phún tắc Mằn, Hoàng nam Anh, Đào vĩnh Đức

Mời các bác cứ tự biên tự diễn những suy nghĩ cuả mình vào nơi đây nhé.



Ludovic Nguyễn


Xóm Nhà Lá Nông Nghiệp


South California


Xóm Nhà Lá năm 1971
Đứng (T-P): Nguyễn triệu Lương, Mạc hùng Quý, Nguyễn phước phương Huyên, Quách đại Thọ, Trương chí Nghĩa.
Ngồi (T-P): Đào vĩnh Đức, Nguyễn khánh Trường, Nguyễn gia Ban, Phún tắc Mằn, và chị Trần thị Ngọc.
Chụp tại Đại Học Nông Nghiệp Cần Thơ trong chuyến đi thực tập hè năm 1971.

Hội viên Xóm Nhà Lá Nông Nghiệp


Từ trái qua phải:
Trương chí Nghiã
Hoàng nam Anh
Trần thị Ngọc
Đào vĩnh Đức
Nguyễn triệu Lương
Phún tắc Mằn

Cảm Xúc

Làm thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc....
Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc
Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm
Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm ...
Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ ...
Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ
Nghìn trái tim mang trong một trái tim
Để hiểu vào giọng suối với lời chim
Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động
Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bề lá cỏ ...
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả

Xuân Diệu

Vai trò của sự khoan dung

Anh không thể nào diễn tả hết cho em về sự khoan dung, trừ phi nó được biểu hiện trong một tâm hồn khoan dung và một hành động khoan dung. Khoan dung là một từ chỉ cho hành động hiểu biết, cảm thông và tha thứ. Khoan dung không phải là một phẩm tính chỉ được dùng cho người khác, mà nó cần được dùng cho cả chính bản thân mình. Người có tâm hồn khoan dung là người độ lượng. Và người độ lượng thì sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, ít nhất là trong cuộc sống nội tâm.Thường do bản tính ích kỷ và tự phụ, người ta cho rằng, khoan dung là một phẩm tính của một người cao hơn ban cho người thấp hơn, hay của một người tốt ban cho một kẻ xấu. Nhưng dòng đời vô tận trôi chảy giữa bao nhiêu trái ngược, có khi kẻ bần cùng sát đất lại là người khoan dung cho những kẻ ngồi trên cao. Vì thế, khoan dung bao gồm nhiều góc độ khác nhau
Trước hết anh đã nói với em, người khoan dung bao giờ cũng là người hiểu biết. Vì nếu không hiểu biết, người ta không thể khoan dung cho nhau.Và khi chúng ta khoan dung cho nhau có nghĩa là tự mình dẹp đi bao chướng ngại trong tâm hồn của mình và trước mắt mình. Đấy là một trong những điểm quan trọng, cần thiết làm cho cuộc sống không căng thẳng. Đồng thời, nó giúp chúng ta xóa bỏ những hận thù, những điều ganh tị không đáng kể trong lòng.
Thứ hai, đằng sau sự khoan dung bao giờ cũng là sự thông cảm sâu sắc, một sự thông cảm cho chính mình và cho cả những người chung quanh mình. Bất kỳ lúc nào, ở đâu, hễ có sự khoan dung là có "nụ cười". Do đó, khoan dung cho kẻ khác cũng có nghiã là khoan dung cho chính mình.
Thứ ba, khoan dung chính là đức tính biểu hiện cho một tâm hồn vị tha. Đấy là một đức tính cao thượng, không cố chấp và sẵn sàng tha thứ. Thực tế cho chúng ta thấy rằng, sự bức bách khó chịu của một tâm lý thường không những do tâm lý chính nó, mà còn do một đối tượng từ bên ngoài tác động vào trong quá trình giao tiếp. Và chính những điều khó quên nhất hay gây ấn tượng mạnh nhất là những gì được tác động vào từ bên ngoài và được gìn giữ ở bên trong. Như một lời chê bai, thời gian hiện hành của nó có thể chỉ thoáng qua trong chốc lát, nhưng thời gian nó được lưu giữ trong tâm hồn thì có thể kéo dài từ năm này sang năm kia và có khi được lưu giữ suốt cả một đời người. Đó là biểu hiện của một sự cố chấp, một sự bám víu vào các ảnh tượng không thực của ngôn từ. Mặc dù nói với em như thế, song chính anh lắm khi cũng chao đảo bởi các ảnh tượng héo hắt, nhưng rất kỳ lạ của ngôn từ. Vì biết rằng nó là không thực, nhưng mỗi khi nhớ lại và nhất là khi hình dung về một ký ức xa xôi, tác động của các ảnh tượng trong ngôn từ đã đem đến cho anh một sự dao động phá tan mọi hiệp ước bình an trong lòng. Và cũng chính sự không thể hỉ xả đó đã biến thành các tì vết in hằn trong tâm thức. Nó sẽ không mất đi, mà một ngày nào đó, vào đoạn kết của cuộc đời, nó sẽ xuất hiện trở lại và cùng ra đi với chúng ta. Đó là lý do tại sao phải luyện tập một đức tính khoan dung.
Mặt khác, khoan dung, như anh đã nói với em, là một đức tính vị tha, do đó nó được xem như là một điều kiện cần thiết cho cuộc sống, là một món quà cứu độ cho kẻ tội lỗi, là một động lực bình an và tự tin, thúc đẩy con người vượt qua mọi thử thách gian truân, mọi sự bất lực trước mọi cám dỗ của dục vọng. Vì thế, sống khoan dung cũng có nghiã là sống lương thiện, sống bố thí những của cải vô hình và kèm theo đó là nụ cười làm mát dịu cho cuộc đời.
Hành động khoan dung là một sự bố thí lớn nhất cho những kẻ tội lỗi. Nó sẽ cứu vãn cuộc sống còn lại của họ, như một liều thuốc hồi sinh, có thể lấy lại sức sống cho một sinh mạng đã chết. Nhưng khi khoan dung được xem là một việc thiện, thì người thực hành điều đó đã tự mình xây dựng lâu đài công đức cho chính mình, trong khi mình không phải mua thêm điều già cả, mà chỉ có bỏ bớt đi. F.Voltaire bảo rằng : "Sự khoan dung là một vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp trong vũ trụ".


Thích Tâm Thiện

Hãy sống

Hãy sống làm sao khi ta vừa nằm xuống
Không phải là một người lương thiện vừa nằm xuống
Mà là một người vừa ra đi về với thế giới của lương thiện

Xin hãy nói

Xin hãy nói
Những lời chân thật để mọi người đừng hiểu lầm nhau
Những lời hoà thuận để mọi người đừng hận thù nhau
Những lời cởi mở để mọi người thông cảm cùng nhau
Những lời hàn gắn để mọi người xít lại gần nhau
Những lời xây dựng để mọi người vui sống bên nhau
Những lời tha thứ để cuộc đời vơi bớt thương đau
Những lời trong sáng để tình người đẹp mãi ngàn sau


CS Mật Nghiêm

Paris có gì lạ không em?

Paris có gì lạ không em?

Mai anh về giữa bến sông Seine

Anh về giữa một giòng sông trắng

Là áo sương mù hay áo em?

Một đoạn cuả bản nhạc trữ tình của Ngô Thụy Miên thuở nào, có thể nói nó đã đi vào lòng của nhiều người, nhất là các “bạn trẻ” của những thập niên 60, 70. Thuở đó Paris vẫn nằm trong giấc mơ và trí tưởng cuả nhiều người mặc dù người Pháp đã phủ áo ra đi và thay vào đó là ảnh hưởng cuả người Hoa Kỳ qua cuộc chiến. Mọi người vẫn mơ, mơ được đến Paris, được sống ở Paris, và mơ trở thành một Parisien. Tôi còn nhớ thuở đó, ở trung tâm văn hoá Pháp nằm ở gần nhà thương Đồn Đất, hằng đêm thật đông các giới trẻ sinh viên và cả người lớn, đua nhau đi học tiếng Pháp, phong trào này có lẽ phồn thịnh và thời trang hơn là phong trào học tiếng Mỹ ở Hội Việt Mỹ, đường Mạc Đĩnh Chi. Thời đó, hình ảnh cuả một anh sinh viên, vóc dáng dễ thương với áo quần gọn gàng, tay cầm tờ báo Paris Match, bước vào nhà hàng thanh lịch như Brodard, Pagoda, Givral hay Thanh Thế; ngồi trầm ngâm bên cạnh là một ly cafe fin đen đắng và gói thuốc, có lẽ vẫn là một hình ảnh đẹp và thật phong nhã và luôn được đón nhận sự ái mộ cuả những bóng hồng nào đó. Chính vì thế vào thời đó, Paris nói riêng và nước Pháp nói chung vẫn là một nơi được ca tụng và nó đã nhè nhẹ đi vào nền văn chương Việt Nam, nhất là trong lãnh vực âm nhạc và thơ văn, đã nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã quyện đời mình, tác phẩm mình vào chữ Paris qua bao nhạc phẩm và thơ.
Giòng đời trôi nổi, người Việt chúng ta lưu lạc khắp mọi phương trời từ Âu sang Mỹ, và Paris vẫn là một điễm tụ của nhiều người và nhiều gia đình mà đã có một ít gì liên hệ với Pháp quốc hoặc tình cờ trong cuộc đời tỵ nạn. Quận 13 của thành phố Paris, là một tụ điểm cho sinh hoạt cuả người Việt tại Paris, mặc dù nó không được nhộn nhịp và phồn hoa như chốn Little Saigon ở miền Nam California.
Trong cái may và sự lựa chọn, tôi đã được định cư tại California, Hoa Kỳ, nhưng Pháp quốc và Paris nói riêng vẫn nằm trong giấc mơ cuả tôi, mơ được đến, được nhìn một nơi vẫn được gọi là Kinh Đô cuả ánh sáng!! đến để xem, Paris có gì lạ không anh? đến để nhìn giòng sông Seine trong hay đục, nước chảy như thế nào mà đã hấp hồn được những nhà văn nhà thơ Việt Nam như Nguyên Sa, Ngô Thụy Miên, Cung Trầm Tưởng, Vũ Hoàng Chương, Võ Thu Tịnh, hoặc để nhìn Tour Effeil ngạo nghễ, vườn Luxembourg đua hoa, Ga Lyon, Ga Nord với ánh đèn, có thật sự vàng đến nỗi đã ru bao nhiêu tầm hồn chìm đắm trong tình yêu như đôi lời trong nhạc phẩm “Paris và em“.
Anh nhớ em, Paris mùa Đông,
Anh nhớ em, sông Seine lạnh lùng...
Anh nhớ em, Lyon đèn vàng
Anh nhớ em, sương rơi ngập ngừng
Tour Effeil cô đơn trọn đời
Vuờn Luxembourg, lạnh giá hồn tôi
Mắt mờ lệ rơi!!
Người viết đã có cơ hội đến Paris hai lần vào năm 2003 và mới đây 2007. Trong cả hai lần, trời đã không cho tôi sự trọn vẹn, thời tiết đã không dành cho tôi thấy được cái đẹp cuả nó, nhưng Paris vẫn có một cái gì đó của sự kiêu hãnh, cuả một cổ kính với thời gian. Trong cả hai lần tôi đến Paris, tiết trời đều mưa và khá lạnh. Những cơn mưa dài và dai hơn hẳn những trận mưa cứu hạn ở California, đồng thời kéo theo cái buốt cuả một ít gì Hà Nội. Trong chuyến đi năm 2003, vì thời gian quá ngắn ngủi, đã không lưu lại trong lòng người khách ái mộ nhiều cảm nhớ. Tôi đến Paris vào xế chiều mưa nhẹ hột tại Gar Nord, rồi sau đó đón tầu điện Metro về thẳng khách sạn chỉ cách Effeil Tower khoảng một cây số. Tối hôm đó tôi đã cố gắng lội bộ dưới mưa để kịp được đến ngay chân cuả Effeil Tower, giấc mơ đã thật sự đến với tôi sau hơn nửa kiếp người. Tôi đã lên tới tận ngọn cao cuả tháp, từ đó có thể nhìn thấy trọn vẹn thành phố Paris về đêm. Trong ba ngày ngắn ngủi ở Paris, chỉ đủ cho tôi thăm viếng vội vàng một vài điểm lịch sử đã nằm sâu trong trí tưởng cuả tôi sau những năm mài đủng ở nhà trường, như nhà thờ Notre Dame, nơi có thằng Gù, rồi vội thoáng qua trên gíòng sông Seine để thấy một giòng sông đen buồn, chạy dọc hai bên là các quầy sách báo và tranh ảnh đón chào du khách. Lác đác xa xa hai bên bờ tường bêtông là một vài kẻ homeless đang cuộn mình trong giấc ngủ trong tiết lạnh của tháng Mười; rồi tôi trở về vườn hoa luxembourg, trong cái nét thật buồn cuả một mùa hoa đã đi qua hoặc chưa tới. Một vườn hoa mang cái nét cuả thiên nhiên nhiều hơn là “landscape“ như ở Hoa Kỳ. Trên những ghế đá công viên, vài cặp ông tây bà đầm già, đang ngồi nghỉ chân hoặc có lẽ họ đang ngồi nghỉ và nghĩ về những ngày cuối của cuộc đời đang từ từ tiến dần về phiá họ chăng? Ngày cuối ở Paris tôi được đi bát phố trên đại lộ Champs Elysees, con đường dẫn đến Khải Hoàn Môn, một nét lịch sử tiêu biểu cuả Pháp quốc. Một đại lộ thênh thang hoành tráng, và dọc theo hai bên là những cửa hàng shopping danh tiếng như Mercedes, Louis Vuiton, Channel v..v... Tôi cũng không quên ghé một cửa tiệm bánh mì sandwich, để làm một ổ bánh mì baggette, đúng truyền thống cuả các ông Tây bà Đầm, vừa đi vừa gậm bánh mì, rồi lướt vội qua Lido, một điểm nóng cuả Paris đắt tiền về đêm, tựa như một Jubilee của Las Vegas. Sau lần đó, tôi vẫn mơ, mơ một ngày trở lại ......
Người ta vẫn nói, đến Paris hai tuần thì chỉ đủ coi thoáng qua nhửng điễm nóng muốn coi thôi. Paris vẫn tự hào là một điểm du lịch, đã lôi kéo được nhiều tâm hồn thực tế và lãng mạn cuả ngưòi Việt Nam nói riêng và mọi người trên thế giới nói chung. Nào là đi dạo trên giòng sông Seine về đêm, từ trên cầu Mirabeau hay cầu Alexandre III nhìn xuống giòng sông như để tìm lại cuộc tình ta, mà em giờ ở đâu? ôi sương mù dĩ vãng! ghé qua Toà Đô Chánh Paris, rồi đi bộ trên con đường Rivoli & Tuileries, ghé qua La Conciergerie, Quai de Bourbon, chiêm ngưỡng Khải Hoàn Môn, Place de la Concorde, L’institute de France, Cầu Neuf, Đảo Cité, xuôi về nhà thờ Sacré coeur Montmartre với hoa vàng tượng đá, Nhà thờ Notre Dame de Paris, nghẹn ngào ngân tiếng chuông, để tìm lại hình bóng ông gù ngày đó, hay dừng chân ở vuờn Trocadéro để ngó nhìn về tháp Effeil, tháp sắt đang hờn trăng lạnh lẽo ngồi, vườn Luxembourg để tìm một mùa thu âm thầm bên ghế đá, rồi ghé qua khu phố Saint-Eustache hay khu phố Montmartre đi tìm một tình yêu chưa tỏ mà đã đành chia ly bên ly cà phê cùng khói thuốc.
Tháng Ba vừa qua, tôi đã trở lại Paris, lần này tôi đã có một thời gian dài hơn lần trưóc. Tiết trời tháng Ba vẫn còn lạnh. Paris đã dành cho tôi những trận mưa đủ để ướt người quyện với gió buốt của những ngày cuối Đông, nhưng thiên nhiên đã không làm chùn chân người khách phương xa vốn yêu Paris như là một người tình trong mộng. Tôi muốn dành thật nhiều thời gian để đi đến mọi nơi và nhìn hết mọi thứ, cố gắng ghi nhận hết vào trong trí tưởng của mình, và cũng để tìm ra hết những câu trả lời trong bản nhạc trữ tình, đó là “Paris có gì lạ không anh?“. Dạ thưa, Paris có nhiều cái lạ lắm! dưới con mắt cuả người định cư tại Hoa Kỳ, một quốc gia mới, có một chiều dài lịch sử chỉ hơn 200 năm. Paris, nó mang cái nét cuả một thành phố cổ kính và lâu đời, có lẽ ở Paris chúng ta ít tìm thấy được những chứng tích cuả một thời đại mới, cuả nền văn minh vật chất hiện đại, một hạ tầng cơ sở cũ của những thập niên 50-60, đường xá nhỏ bé ngoại trừ những đại lộ lớn ngay trung tâm thủ đô. Du khách đến Paris có lẽ không thể không ghé thăm Tour Effeil, cao ngất, biểu hiệu một quyền uy thuở nào, hàng năm du khách đến thật đông, ai nấy đều cố gắng lấy cho mình vài tấm ảnh như là một gì cho sự hiện hữu cuả ta ở nơi đây. Ngôi nhà thờ cổ kính Notre Dam không ngọn tháp, khác hẳn những ngôi nhà thờ khác ở Pháp hay Âu Châu, nét cổ kính và lịch sử của nó đã không chỉ lôi kéo những tín đồ công giáo mà cả những du khách vẫn tin vào một cái gì thiêng liêng, nơi đó qua bao nhiêu người chen chúc đi vào nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm và yên lặng.
Cạnh đó vẫn là một cái gì cuả cuộc sống thực tế hàng ngày, giòng sông Seine chạy vắt ngang qua thủ đô Paris, tôi vẫn chưa nhìn được cái nét thơ của nó mà bao nhiêu thi sĩ nhà văn chúng ta đã cảm nhận được và đưa vào thơ văn! Hay là mình không phải là nhà thơ văn, cũng có thể! Giòng sông chảy chậm và thửng thờ như không hề biết có bao nhiêu du khách đang đứng nhìn nó.
Dưới cầu Mirabeau Trôi dòng sông Seine Và cuộc tình chúng ta Em ở đâu? Ôi sương mù dĩ vãng


Một điểm đặc biệt ở Paris và nói chung nuớc Pháp đã làm tôi thích thú và nhớ thật nhiều về quê nhà, Saigon ngày xưa, đó là hệ thống “bùng binh“, từ một trong những ngã rẻ từ bùng binh này sẽ dẫn đến một bùng binh khác và cứ thế. Chúng ta còn nhớ đến bùng binh Ngã Năm, Ngã Sáu, Ngã Bẩy, Quách Thị Trang, v..v.. có lẽ người Pháp đã mang cố gắng du nhập mọi thứ đến các nước thuộc địa nghèo. Hệ thống bùng binh đã giảm thiểu thật nhiều về hệ thống đèn xanh đèn đỏ ở ngã tư vì không còn nữa. Xe chạy liên tục và khi tới bùng binh nếu ta chưa quyết định chọn hướng nào thì cứ chạy vòng vòng, hoặc nếu chúng ta đi chơi xa với nhiều bạn bè và nhiều xe, thì có thể đuổi bắt hay lẩn trốn trong cái bùng binh này, nhưng người viết đề nghị không nên chơi dại, bởi vì trật một cái là lạc nhau luôn. Đường xá ở Paris không đơn giản như ở Hoa Kỳ, đi Nam về Bắc, đi Tây về Đông hoặc đi lố hay sai thì làm một cái vòng chữ U hay đi ngược trở lại, phối trí như một bàn cờ vuông. Mặc dù người dân Paris vẫn nói đường xá cuả họ đi không bao giờ lạc nhưng sao tôi thấy dễ lạc qua!! Đi ra ngoài trung tâm hoặc các khu phố nhỏ thì đường xa bé nhỏ có lẽ để cân đối với giòng xe cộ cũng nhỏ bé, bạn khó có thể tìm được một SUV to đùng ở bên này, xe cộ đậu dọc hai bên đường và cách đậu cũng hay hay và thách đố, một nửa xe nằm trên lề đường và một nửa xe nằm dưới đường, chịu thì chịu, không chịu thì thôi!! Nhưng không phải vì hệ thống đưòng xá, xe cộ nhỏ bé mà tốc độ được giới hạn, theo bảng chỉ dẫn thì tốc độ ở các xa lộ cũng không thua gì ở Hoa Kỳ. Ở một số đường xuyên tỉnh, chẳng hạn đường đi về Loire, vẫn thấy những tấm bảng đen hình người dựng lên biểu hiệu cuả một ai đó đã ra đi vĩnh viễn vì tốc độ cao! hoặc hầu hết các xa lộ đều có máy ảnh chụp lại những ai vượt quá tốc độ quy định.
Có lẽ những ai yêu Paris, thì đểu cảm nhận được một điều rằng Paris lãng mạn ở mọi nơi và ở mọi thời tiết, mưa nắng, xuân, hạ, thu, đông. Chúng ta không thể tìm đươc sự lảng mạn và thi văn ở các hệ thống metrô ở New York, Chicago, nhưng có lẽ ở Paris ta nghe được tiếng yêu cuả nó qua:
Paris lạnh phố buồnEm ơi rét không em
Lên métro cuối cùngEm ơi khóc đi em
Ngoài âm hưởng cuả tình yêu, Paris còn đưa du khách trở về những mốc thời gian cuả lịch sử, những lâu đài cổ kính ở quanh vùng ngoại ô Paris và ở những thành phố khác, người viết đã ghé thăm Chateau de Versailles, cung điện của những vì vua chúa ở ngày xưa, một nét hoành tráng và oai nguy của những triều đại vua chúa xưa, đây đươc coi như là một lâu đài cổ kính và lớn nhất trên thế giới, rộng trên 1800 acres. Nó được xây dựng vào năm 1623, thời vua King Louis XIII; đến năm 1837, vị vua Lois Phillippe, « King of the French » đã xếp hạng lâu đài này vào một loại bảo tàng viện, ngày nay đã trở thành một di tích lịch sử của Pháp quốc.


Trở về chốn phồn hoa, người viết đã thực sự có được một ngày thật vui và trọn ven, gặp lại được người bạn năm xưa cùng với những hương vị kỷ niệm cuả ngày nào và thấy tận mắt những điều chỉ nằm trong trí tưởng và thèm thuồng, mặc dù nó chỉ là những điều đơn giản và bình dân. Một ngày với khu phố Saint-Eustache rồi thả bộ qua khu phố Montmartre. Một khu phố mang đầy kịch tính và nghệ thuật, dọc hai bên phố là các hàng quán cà phê lề đường, một cảm giác cuả một Brodard hay Thanh Thế cuả ngày xưa, chúng ta có thể ngồi hàng giờ bên tách cafe đen và khói thuốc để ngắm ông tây đi qua bà đầm đi lại, để rồi vẩn vơ về một cái gì đó cuả kỷ niệm. Được nhắm nhìn nghệ thuật đang trôi nổi dọc hai bên đường qua những giá vẽ tranh của các nhà hoạ sĩ lãng tử lấy thiên nhiên hay phố xá làm đối tượng. Có lẽ họ cũng đang thưởng thức những giòng luân lưu cuả xã hội và một ít gì cho cuộc sống chính cuả họ. Không khí nơi đây thật rộn rã và vui nhộn như muốn quên đi những nhọc nhằn trong cuộc sống hàng ngày. Cuối ngày chúng tôi đã thả bộ qua một điểm nóng về đêm của Paris, Moulin Rouge, trung tâm của Sexodrome, với những của hàng và các « show » giải trí cho kỹ nghệ này, có thể nói nó tựa như một « Red Light District» của Amsterdam, Holland.



Paris, em yêu dấu ! anh đến thăm em, thăm một niềm hoài cổ, để đạt được giấc mơ. Em ơi, em có cái lạ cuả em, và anh có một cái vui và niềm hạnh phúc, đó là được sống và vui với Paris, mặc dù thời gian chưa trọn vẹn và thật ngắn cho anh. Anh vẫn mơ, mơ ngày trở lại .... Anh sẽ về với tháp sắt đang hờn trăng lạnh lẽo ngồi, về với Luxembourg bên ghế đá mùa thu hay về với sông Seine để tìm em trong bóng trăng.

Một chuyến đi...
Ludovic Nguyễn
Avril, 2007