Trí khôn dùng tư tưởng suy luận so sánh đúng sai để hiểu những hiện tượng bên ngoài. Trí khôn dể bị phân tán trong rừng kiến giải. Kiến giải là danh từ chuyên môn của Phật giáo nói lên sự dùng suy luận để giải thích chân lý. Còn trí tuệ dùng sự im lặng nội tâm để trực nhận cái bản chất trung thực của mình. Chỉ có trí tuệ mới trực diện được chân lý. Vừa khởi ý nghỉ so sánh thì chân lý bất nhị liền đó biến thành kiến giải đối đải.
Tuy nhiên chổ Phật muốn phá chấp là ngã dùng sự hiểu biết làm sở đắc, để tham sân si núp bóng sau trí khôn biện luận hoạnh hành mà không ai biết. Phân tâm học gọi hiện tượng đó là resistance. Ngã dùng kiến giải để che đậy tham sân si, chống cự (resistance) lại sự cải thiện. Ngã có thể dùng lý lẽ (intellectualization) để biện hộ cho tham sân si và tự thuyết phục rằng “ta” đã “hoàn hảo”. Ngã biến thành ông luật sư biện hộ tài giỏi làm người phạm pháp trắng án. Ðặc tính của ngã là bắt người khác phải thay đổi để theo ta chớ ta không bao giờ nhận sai lầm về mình. Vì vậy mà người hiểu rộng, có nhiều sở đắc rất khó tu vì người đó bám víu vào cái ta đúng, kẻ khác sai, ta hơn, kẻ khác thua. Khi thấy có đúng sai, hơn thua (nguyên lý nhị nguyên) thì từ bi, thông cảm không có chổ để xuất hiện.
Trí tuệ bản chất nó đầy đủ, không hơn không kém, tự nó có sẳn cái biết trong đó, không cần đem từ ngoài vào. Trí tuệ thường đi đôi với từ bi thông cảm, hiểu mình và hiểu người. Sống với trí tuệ ta sẽ thấy mọi người đều bình đẳng như nhau, cái hơn kém chỉ là một ảo giác (illusion) của tư tưởng phân biệt. Chính vì Trí tuệ có nguồn gốc ngoài hiện tượng (chân Không), kể cả hửu hình và vô hình, nên mới dung hòa được sự bình đẳng. Nếu có sự so sánh tốt xấu, hơn thua thì không thể nào có bình đẳng được. Tột cùng của bình đẳng là Không, chính là thân ánh sáng (pháp thân).
Nói tóm lại trí tuệ giúp ta hiểu chính mình. Còn trí khôn chỉ giỏi để hiểu người, hiểu cảnh mà đôi khi ta còn dùng trí khôn để tự lừa dối mình (biện hộ) hay lừa dối người để lấy phần lợi, phần thắng cho ta. Càng hiểu nhiều ta càng che đậy con người thật của ta.
Ngu sĩ Tusito
Friday, July 27, 2007
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment