Trong cuộc đời con người ta chỉ có 2 cơ hội để nhìn thấy sự thật.
Cơ hội tự nhiên là khi ta chết. Theo những bác sĩ nghiên cứu những người chết sống trở lại (hiện tượng Near Death Experience), thì linh hồn ta có cơ hội nhìn lại cuộc sống của ta một cách khách quan và sau đó, nếu ta không sống trở lại, thì linh hồn sẽ đi đầu thai. Cái cơ hội đó như một cửa sổ hé mở giúp ta nhìn lại cuộc đời ta một cách rỏ ràng rồi chợt đóng lại. Khi tái sanh thì ta quên hết những gì đã biết được và bị thụ động theo nghiệp lực lôi cuốn trong vòng luân hồi.
Cơ hội thứ nhì là ngay trong cuộc sống hiện tại, ta tu tập và sống với dòng Tuệ Giác, nhờ đó mà ta trực nhận được sự thật của cuộc đời. Dòng Tuệ Giác như dòng sông ánh sáng dẩn ta ra biển khơi Phât tánh. Danh từ chuyên môn gọi trực nhận sự thật là giác ngộ. Giác là ánh sáng của sự tỉnh thức, ngộ là nhận ra. Tiếng Anh, enlightenment có nghỉa là đem ánh sáng về soi sáng lại ta (en = in = ở trong, nội tâm; lighten = soi sáng). Nhờ có ánh sáng tâm linh, ta tỉnh thức, ta thấy liền sự thật không qua sự lý luận suy đoán của tư duy. Chứng quả có thứ bậc từ thấp đến cao chớ giác ngộ tức thời nhận ra sự thật- không có thứ bậc. Sự thật đó được gọi là chân lý vì nó thường hằng như vậy. Nhờ ánh sáng giác ngộ ta thấy “con voi” nguyên vẹn, không lầm nhận những phần nhỏ (đuôi, vòi, chân) của con voi là con voi.
Sở dỉ trong kinh này Phật đề cao sự giác ngộ qua thực hành (practice) vì Phật muốn ta trở về tánh Không, sự đồng nhứt mầu nhiệm của vủ trụ. Chân lý Không không phải là sản phẩm kiến thức hay kết quả sự tu tập theo một pháp môn nào đó. Nhờ giác ngộ ta sẽ thấy chân lý Không không thay đổi tùy theo hiểu biết nhận định sâu cạn của từng cá nhân. Khi giác ngộ, ta mới thấy rõ (nhờ trí tuệ) sự bình đẳng của chúng sanh và sanh lòng thương yêu mọi người mọi loài như nhau (từ bi).
Phương pháp giúp ta sống với dòng Tuệ Giác được khai triển trong Tâm Kinh hay Kinh Trái Tim Tuệ Giác. Tên gọi Tâm Kinh muốn nói lên là kinh này không phải để hiểu qua suy luận mà chúng ta nên để sự an bình yên lặng trong lòng ta (tâm) thì trong một nháy mắt ta sẽ cảm nhận được kinh. Kinh (canon, sutra) là sách ghi lại những lời nói của Phật giảng về sự thật. Khi ta trực nhận được nhịp rung động của dòng Tuệ Giác ngay lúc đang sống thì ta giành lại được quyền làm chủ định mệnh ta. Phật gọi đó là nguyên nhân của giải thoát. Nếu ta làm chủ định mệnh ta trong mọi thời điểm, đó chính là giải thoát.
Ngu sĩ Tusito
Friday, July 27, 2007
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment