Khi ta liệng một nấm cát xuống bàn thì những hạt cát rơi một cách bề bộn trên mặt bàn. Những hạt cát không thể biến thành những hình tượng như lâu đài cát. Bản chất tự nhiên của vủ trụ là sự hổn loạn (chaos) và tan rả. Khi những hạt vật chất họp lại tạo thành sự sống thì phải có một năng lực tổ chức trật tự. Năng lực đó là dòng Tuệ Giác là sự sống. Tất cả các sinh vật trong vủ trụ đều có dòng Tuệ Giác. Cái khác biệt giửa con người và các động vật khác là con người có khả năng nhận ra (ý thức, awareness) dòng Tuệ Giác, còn các sinh vật khác chỉ biết để dòng Tuệ Giác thể hiện (thí dụ: loài ngổng biết định hướng bay xuyên lục địa) nhưng chưa phát triển cao đến độ nhận ra được dòng Tuệ Giác.
Tuệ là trí tuệ, giác là tỉnh thức. Nhờ tỉnh thức ta mới có trí tuệ để nhận ra sự sống vỉnh cửu nơi ta. Dòng Tuệ Giác chính là sự sống, cái động lực sáng suốt tổ chức vật chất trở thành trật tự, chống lại sự hổn loạn (chaos) và tan rả.
Thí dụ thân thể con người được cấu tạo bằng những chất cơ bản như carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen. Nếu không có dòng Tuệ Giác thì những chất cơ bản trên không thể nào họp lại một cách trật tự tạo thành tế bào, rồi hàng triệu tế bào họp lại tạo thành cơ quan, bô phận trong cơ thể. Rồi những bộ phận trong cơ thể phải hoạt động ăn khóp với nhau tạo ra sự sống hài hòa. Cái nguyên lý tự nhiên của vủ trụ là hổn loạn và chia rẻ phân tán. Với những khó khăn phức tạp như hàng ngàn phản ứng sinh hóa xảy ra trong một tích tắc nhưng phải rất hòa họp nhau, nếu ta chỉ sống được một giây đã là mầu nhiện rồi, huốn chi sống đến 70 hay 80 tuổi, là một việc thật khó nghỉ bàn. Vì thế ta gọi dòng tuệ giác, vì nó như dòng sông ánh sáng trôi mải không dừng để xây dựng sự sống.
Ngay cả khi ta chết, cái thân vật chất trở lại cái giai đoạn hổn tạp ban đầu, nhưng linh hồn ta vẫn còn giử được tri thức. Những khoa học gia rất ngạc nhiên khi nghe người chết sống lại kể lại những mẩu chuyện khi mà bộ óc và con tim họ đã ngưng hoạt động. Cái cảm giác đầu tiên của sự “xuất hồn” là bịnh nhân đang chết nhìn từ trần nhà và thấy nhóm bác sĩ, y tá đang cố gắng hồi phục thân thể của họ. Thoạt đầu, họ không nhìn ra thân đó là của họ rồi rất ngạc nhiên khi nhận ra thân đó là mình. Sau đó, linh hồn sẽ đi qua một đường hầm và cuối đường hầm sẽ gặp Ánh sáng từ bi. Ánh sáng đó không có một mảy may phê bình, giúp linh hồn người chết ôn lại những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời họ. Những người đó kể lại rằng sau khi ôn lại cuộc đời họ, họ chọn lựa trở lại trần gian để hoàng tất sứ mệnh, mặc dù họ cảm thấy rất bình an ở gần Ánh sáng đó. Bác sĩ Raymond Moody, tác giả quyển sách Life after life, theo dỏi nhóm người chết sống trở lại, khám phá rằng sau kinh nghiệm đó, tánh tình họ thay đổi một cách tốt lành hơn.
Trên phương diện tâm lý, dòng Tuệ Giác tự nhiên được biểu hiện khi ta đi tham quan một thắng cảnh lạ. Ta có cái cảm giác kỳ diệu (sense of wonder) khi đối diện một thắng cảnh mới lạ. Ta có cảm tưởng như ta hòa vào cảnh, ta và cảnh cùng rung động cái đẹp. Ta có cái cảm giác đó vì trong một giây phút ta gần gủi với dòng Tuệ Giác. Nhưng buồn thay, khi ta trở lại lần thứ nhì thì cảm giác đó không trở lại với ta. Sở dỉ như thế vì khi trở lại lần thứ nhì, ta biết trước những gì ta sắp thấy, cái biết trước đó che mờ dòng Tuệ Giác, làm mất đi cảm giác kỳ diệu đó. Cái “biết trước” đó, được Phật gọi là “tri kiến lập tri” (kinh Lăng Nghiêm). Cái biết ban đầu, lúc ta chưa có khái niệm gì hết là “tri kiến vô kiến”, cũng là Tuệ Giác.
Ngu sĩ Tusito
Friday, July 27, 2007
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment