Friday, July 27, 2007

Nguyên lý nhị nguyên và bất nhị nguyên

Trước khi vào đề kinh, ta nên tìm hiểu về nguyên lý nhị nguyên và bất nhị. Ta có cái thân bằng ánh sáng, được gọi là Pháp thân. Thân đó không lệ thuộc vào không gian và thời gian nên không hề bị chu kỳ sanh tử ràng buộc. Thân thể vật chất của ta có tầng số rung động thô hơn và bị lệ thuộc ở nguyên lý nhị nguyên. Sự nhị nguyên được thể hiện qua thân thể ta muốn được thành hình cần phải có tinh (sperm) cha quyết (ovary) mẹ để được cấu tạo. Các tế bào thân ta có hai bộ nhiểm sắc thể từ cha và mẹ.

Khi sinh ra ta không thể sống mà không nương tựa trên hơi thở và thức ăn. Ăn uống là nguyên nhân căn bản (primary) của ngã và ngã sở. Ðói bụng làm cái bụng cồn cào không ổn thể hiện rõ hơn (ngã) và thúc ta phải đi tìm thức ăn (ngã sở). Từ đó ta sanh ra ham muốn và tham ái vì ta bị thiếu và lúc nào cũng cần sự bồi đắp bên ngoài. Sự bồi đắp đó có thể bằng vật chất (đối tượng của tham) hay bằng tình thương (đối tượng của tham ái). Tham ái phát xuất từ đứa bé ham muốn được tình thương cha mẹ để bảo đảm cho sự sống còn của nó.

Với thân thể vật chất bị vô thường chi phối, ta ít khi thấy đầy đủ hạnh phúc. Ðó là khởi sanh của tham khi chưa được và sân khi mất hay bị tước đoạt. Nguyên nhân của bạo quyền từ đây mà phát triển. Ta tham được quyền lực để lấy cái hơn về cho ta, bảo đảm cuộc sống vật chất của ta, bất kể sự thiệt hại cho người khác. Ta sống với thân vật chất đầu thai tới lui từ muôn đời trong sự thiếu thốn đau khổ nên quên cái thân ánh sáng đầy đủ của ta. Phật gọi tâm trạng đó là si mê. Tham sân si tạo nên cảm giác không yên ổn, nặng nề, phiền muộn trong tâm ta, còn được gọi là nội kết (danh từ của Thượng tọa Thích Nhất Hạnh). Khi ta theo dòng tưởng tội nghiệp cho ta (self pity) thì làm nội kết cháy rực lên như ngọn lửa lớn làm ta đau khổ nhiều hơn. Nội kết được thể hiện ở thế giới vật chất: tâm không yên ổn làm tim đập nhanh, tâm nặng nề tạo cảm giác nặng ngực, ngộp thở, tâm phiền muộn tạo nhiều cơn đau trên thân thể.

Cảm giác thiếu thốn lo âu là nguyên nhân thứ yếu (secondary) của ngã sở: ta muốn được để đở lo. Phật chia cái “được-ngã sở” ra làm 5 phần: ăn và ngủ là 2 yếu tố căn bản; danh vọng, tiền bạc (power = thế lực) và sắc đẹp (sex) là 3 yếu tố tiếp theo. Khi ta đặt nặng vật chất trong cuộc sống, ta bị cái được mất nhồi sọ thì ta dần dần xa lìa và quên cái thân ánh sáng nguyên thủy bất sinh diệt của ta. Khi quên thân ánh sáng của ta, thì ta không bao giờ cảm thấy đầy đủ thỏa mản khi được 5 loại ngã sở nêu trên. Giới nghệ sỉ nổi tiếng (ngôi sao màn bạc) tuy có đủ 5 cái ngã sở trên nhưng họ là những người bị nhiều khủng hoảng nội tâm nhứt.

Kẻ sát nhân trong cơn thịnh nộ, kẻ tự tử trong cơn đau khổ tuyệt vọng và người bị nghiện (xì ke, rượu) là những người muốn tìm về Pháp thân nhưng lầm lẩn tìm qua con đường vật chất. Kẻ giết người hay tự tử ao ước tìm về Không trong sự phiền nảo đau khổ của sắc, muốn diệt sắc để đến Không. Người nghiện ao ước tìm về sự ấm cúng, đầy đủ và sự an tâm của Không nhưng lầm lẩn đi qua con đường bịnh hoạn của những hóa chất (sắc).

Trong cơn mê (si), ta đem sự nương bám vật chất vào tôn giáo và biến tôn giáo giải thoát thành tôn giáo cầu xin. Ta trở thành những đứa bé cầu xin Phật hay Chúa ban cho ta sự giồi giàu về vật chất mà người thế gian gọi là phước. Thí dụ như ta cầu xin được làm ăn phát đạt giàu sang, thân thể đẹp đẻ, mạnh khỏe. Ta còn “hối lộ” Phật hay Chúa, bố thí cho chùa hay nhà thờ một phần mà muốn hưởng lộc mười phần. Cái “nhà băng trên trời” phải cho ta tiền lời nhiều gắp bội cái nhà băng thế gian thì ta mới chịu dầu tư/bố thí. Còn có nhiều người phóng (project) cái ngã mình lên tôn giáo và cho rằng tôn giáo mình đúng nhứt hoặc hay nhứt, như ta đã từng phóng cái ngã mình lên đội banh “nhà” (của tôi/ngã sở) và bực bội tức giận khi đội nhà thua.
Vì cố chấp tôn giáo, những kẻ cuồn tín sẳn sàng giết hại những người không theo tôn giáo mình. Lịch sử đã cho thấy từ thời La Mả những người theo đạo Chúa bị giết hại (martyr), rồi đến thánh chiến, và gần đây nhứt là biến cố 9-11. Ðó là những biến cố đau lòng do con người tranh chấp tôn giáo giết chốc lẩn nhau. Ðó cũng là một trong những nguyên nhân Phật phá cái sở đắc chấp vào kiến thức trong kinh này.

Ðể khuyến khích những người còn sống nặng trên cỏ sở nguyên lý nhị nguyên, với ngã mong cầu được gì mình thích (ngã sở), Phật đưa ra giới luật và những quả vị tu chứng. Giai đoạn đầu ta phải từ bỏ tham sân si của đời bằng sự tránh né (avoidance). Giới luật là những phương pháp giúp ta tránh và bỏ những đam mê dụ dổ của đời để có một cuộc sống lành mạnh đạo đức. Ta tránh được càng nhiều (giử giới) thì đạt được quả càng cao. Nói một cách khác, những quả vị chứng đắc Phật đề ra tương đương với những bằng cấp ở đời để chứng nhận (validate) những cố gắng của chúng ta. Học nhiều thì được bằng cao. Phật thế cái muốn được ở đời bằng cái muốn được ở đạo, thế cái muốn vật chất bằng cái muốn tinh thần. Phật gọi đó là hóa thành, có nghĩa là những trạm dừng chân chớ không phải là mục đích cứu kính.

Ở giai đoạn cuối của cuộc đời giảng đạo, Phật đề cao thuyết bất nhị qua hệ thống kinh Bát Nhã để hướng dẩn người tu trở về Pháp thân, thân ánh sáng nguyên thủy. Nhờ thuyết bất nhị dung hòa mà đạo Phật tránh được những cuộc tranh chấp tôn giáo đẩm máu. Thuyết Bát Nhã (hay bất nhị) được Phật nói ra để phá cái chấp vào sở đắc của đạo và trực chỉ Pháp thân-Không. “Không” còn được gọi là tánh chân thật (chân tánh) hay tâm chân thật (chân tâm). Thuyết bất nhị khó có thể hiểu được bằng tư tưởng. Nói một cách khác: khó mà có thể dùng âm thanh để diển tả sự yên lặng. Ta chỉ có thể dùng trí tuệ trong sự im lặng của tư duy để chứng nhận chớ không thể dùng tư tưởng náo loạn để hiểu được. Nhân nào quả nấy, sự hiểu biết qua tư duy sanh ra sản phẩm phân tán (học càng nhiều càng thấy rối loạn, mâu thuẩn) chớ không có khả năng gôm về một tụ điểm.

Ngu sĩ Tusito

No comments: